Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt như thế nào là nguy hiểm?

Vàng da vàng mắt ở trẻ sơ sinh là một biểu hiện lâm sàng, chủ yếu thấy màu vàng ở da và màu vàng tại lòng trắng mắt. Hầu hết, hơn 50% trẻ sau khi sinh khoảng 2-3 ngày xuất hiện hiện tượng này và phần lớn không kèm theo các dấu hiệu nào khác. Ở nhiều trường hợp, vàng da vàng mắt sẽ tự hết dần nhưng số khác lại tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm. 

Phân loại trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt 

Có hai loại vàng da vàng mắt ở trẻ sơ sinh là vàng da sinh lý hoặc vàng da bệnh lý. Có nhiều cách phân biệt hai khái niệm này:

- Đối với trẻ sơ sinh bị vàng mắt vàng da sinh lý: Thông thường, vàng mắt vàng da sinh lý sẽ biến mất sau khoảng thời gian ngắn, xuất hiện từ sau 24 giờ tuổi và mất đi trong khoảng 1 tuần (đối với những trẻ sinh non là khoảng 2 tuần). 

Một số biểu hiện của trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt sinh lý bao gồm: mắt trẻ sơ sinh có màu vàng, vàng da tại các vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng và không đi kèm theo một số triệu chứng như gan lách to, bỏ bú, thiếu máu….

 

tre so sinh bi vang da vang mat nhu the nao la nguy hiem? - 1
 

 

Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt có hai loại là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. (Ảnh minh họa)

Nếu trẻ được đo nồng độ Bilirubin trong máu thì không được phép vượt qua ngưỡng 12mg% (với trẻ sinh đủ ngày đủ tháng) và không vượt qua ngưỡng 5mg% (với trẻ sinh thiếu tháng). Ngoài ra, chỉ số bilirubin trong máu trong khoảng 24 giờ không quá 5mg%. 

- Đối với trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt bệnh lý: Hầu hết, nếu như trẻ sơ sinh mắt vàng, da vàng là biểu hiện của một căn bệnh nào đó sẽ xuất hiện trong khoảng 24 giờ sau khi sinh. Thể hiện rõ nhất là trẻ bị vàng da toàn thân (kể cả lòng bàn tay, bàn chân), đặc biệt là trẻ sơ sinh mắt vàng ở kết mạc. Sau sinh 1 tuần trẻ không hết vàng da (với trẻ sinh đủ tháng) và 2 tuần (với trẻ sinh thiếu tháng). 

Nếu đo chỉ số bilirubin trong máu sẽ thấy chỉ số bilirubin cao hơn ngưỡng bình thường. Ngoài ra, trẻ cũng có thể xuất hiện các triệu chứng khác như: co giật, bỏ bú, biểu hiện lừ đừ, mệt mỏi, phân màu bạc, gồng cứng người, hạ thân nhiệt, hôn mê…

Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt như thế nào là nguy hiểm?

Thông thường, trẻ bị vàng da sinh lý không đáng quan ngại nhưng nếu trẻ bị vàng da, vàng mắt bệnh lý thì khá nguy hiểm. Nếu như không được can thiệp sớm ngay vừa mới phát hiện, trẻ có thể gặp phải một số biến chứng vô cùng nguy hiểm như: 

- Biến chứng bilirubin não cấp tính: Biểu hiện là trẻ không tập trung, ngủ li bì, sốt cao, bỏ bú. Bilirubin gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với tế bào nên sẽ gây nên các biến chứng khó lường. 

- Biến chứng vàng da nhân: Khi chỉ số bilirubin vượt quá giới hạn cho phép và gan không kịp đào thải thì rất dễ khiến cho trẻ bị vàng da nhân. Lúc này, vùng tổn thương ở não sẽ không thể hồi phục được nên sẽ gây bại não hoặc tử vong ở trẻ sơ sinh. 

tre so sinh bi vang da vang mat nhu the nao la nguy hiem? - 3

Nếu trẻ không được điều trị vàng da vàng mắt bệnh lý kịp thời sẽ gây nên biến chứng nguy hiểm. (Ảnh minh họa)

Vì vậy, khi trẻ sơ sinh có dấu hiệu bị vàng mắt, da vàng thì cha mẹ cần phải có những biện pháp xử lý nhanh nhất có thể, đặc biệt là trước 7 ngày sau sinh để giúp ngăn ngừa nguy cơ tổn thương não. 

Phòng ngừa trẻ sơ sinh bị vàng mắt vàng da 

Khi trẻ sơ sinh có những biểu hiện vàng mắt, vàng da, mẹ có thể tự phòng ngừa để không làm các biến chứng trở nên trầm trọng hơn như:

- Sau khi sinh mẹ nên cho bé bú ngay và luôn đảm bảo lượng dinh dưỡng thông qua sữa mẹ

- Nếu như mẹ quá ít sữa hoặc sữa chưa kịp về thì mẹ có thể chọn sữa công thức cho bé bú. 

- Sau sinh từ 5-7 ngày mẹ nên theo dõi cẩn thận các triệu chứng của vàng da, vàng mắt. Nếu mẹ nhận thấy các biểu hiện lạ, hãy cho bé đi khám ngay. 

Làm sao để điều trị khi trẻ bị vàng da vàng mắt?

Đối với trẻ sơ sinh bị vàng mắt hoặc vàng da nhẹ, mẹ có thể tự điều trị tại nhà cho bé bằng cách tắm nắng, bổ sung thêm vitamin D. Việc tắm nắng khá dễ dàng, đặt trẻ ngay cạnh cửa sổ, nơi có ánh sáng mặt trời nhẹ, nhiệt độ không quá nóng hoặc lạnh (lý tưởng nhất là khoảng 8h-8h30 mỗi sáng).

Hoặc cho bé bú thật nhiều sữa mẹ để chất bilirubin bị đào thải nhanh qua đường tiêu hóa và theo dõi các biến chứng trong khoảng 7-10 ngày sau sinh. Vàng da sinh lý sẽ tự hết trong khoảng từ 2-3 tuần. 

tre so sinh bi vang da vang mat nhu the nao la nguy hiem? - 4

Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt nặng cần phải được nhập viện để điều trị tích cực. (Ảnh minh họa)

Đối với những trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt dạng bệnh lý nặng hơn cần phải được nhập viện để điều trị tích cực với một số biện pháp như:

- Chiếu đèn: Là biện pháp phổ biến nhất và mang đến hiệu quả cao nhằm giúp phá vỡ bilirubin trong cơ thể của trẻ. Việc thời gian cần chiếu đèn trong bao lâu sẽ phụ thuộc vào bác sĩ chẩn đoán tình trạng trẻ nặng hay nhẹ. 

- Thay máu: Trong nhiều trường hợp nặng hơn, trẻ có thể cần phải thay máu nhằm giúp trẻ nhận được lượng máu nhiều hơn lượng máu mà trẻ có, đồng thời, máu thay sẽ bổ sung thêm lượng hồng cầu khỏe mạnh làm giảm chỉ số bilirubin. 

Bài viết khác