Rau xà lách không chỉ góp phần cho món ăn thơm ngon, hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe. Dưới đây là những lợi ích nổi bật của việc ăn rau xà lách khi mang thai.
1. Bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm khuẩn
Mủ (nhựa) cây rau xà lách có tác dụng kháng khuẩn mạnh, loại bỏ được nấm candida albicans và bảo vệ bạn khỏi những bệnh nhiễm khuẩn có hại.
2. Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh
Rau xà lách chứa axit folic giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật thai nhi. Hàm lượng khoáng và vitamin trong rau xà lách đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Ngoài ra, vitamin K trong rau cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ xuất huyết ở thai phụ.
3. Giúp ngủ ngon
Các chất trong rau xà lách đóng vai trò như chất kích thích giấc ngủ tự nhiên và giúp bạn ngủ ngon trong suốt thời kỳ mang thai. Ăn rau xà lách còn giúp ngăn chặn quá trình kích thích của các mô thần kinh và cơ bắp, thúc đẩy sự thư giãn của cơ thể và hệ thần kinh.
4. Giảm sự lo lắng
Rau xà lách giúp làm giảm căng thẳng, lo lắng trong thời kỳ mang thai, ngăn ngừa nguy cơ tử vong cũng như các chứng bệnh thoái hóa thần kinh hiệu quả.
5. Tăng cường tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ có trong rau xà lách giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa bệnh táo bón khi mang thai. Ngoài ra, rau cũng có chứa clo hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
6. Giảm nồng độ cholesterol
Việc ăn rau xà lách khi mang thai sẽ giúp điều chỉnh mức cholesterol trong cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến tim và đột quỵ khi mang thai.
7. Giảm tình trạng viêm
Rau xà lách cung cấp các lợi ích chống viêm trong thời kỳ mang thai. Chất chiết xuất từ rau xà lách tươi làm giảm thiểu các chứng viêm nhiễm do carrageenan (phụ gia thực phẩm) và enzyme lipoxygenase gây ra.
8. Chống ung thư
Chất chiết xuất từ rau xà lách tươi rất có lợi cho việc ngăn ngừa sự phát triển của các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ung thư máu. Vì vậy, phụ nữ mang thai ăn rau xà lách có thể tránh khỏi các loại ung thư khác nhau.
9. Tăng cường miễn dịch
Rau xà lách chứa rất nhiều chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào, mô và DNA trong thời kỳ mang thai, tăng khả năng miễn dịch và ngăn ngừa nguy cơ phát triển bệnh hoặc rối loạn có hại của mẹ.