Những thực phẩm chữa bệnh táo bón hiệu quả

Chứng táo bón tuy chỉ giống tật nhỏ, nhưng lại là căn nguyên của không ít bệnh khác bởi thực phẩm bị lưu lại quá lâu trong ruột sẽ sinh ra hơn 30 loại độc tố, theo tuần hoàn máu đi vào lục phủ ngũ tạng, gây bệnh cho các cơ quan trong cơ thể.
Mách bạn 6 thực phẩm dưới đây có thể nhanh chóng giúp giải quyết tật nhỏ này:
Sữa chua
Các loại sữa chua đều có thể phòng ngừa chứng táo bón. Lợi khuẩn probiotics và lactobacillus sinh ra trong quá trình lên men sữa có công dụng điều hoà các vi khuẩn đường ruột, giúp duy trì sự cân bằng cho chức năng ruột. Nhờ đó, không chỉ giúp ngăn ngừa chứng táo bón, mà còn phòng ngừa bệnh tiêu chảy.
Lưu ý: Ăn hoa quả ngay sau bữa ăn dễ gây táo bón. Do trong hoa quả chứa nhiều các loại axit hữu cơ, axit tannic và các loại men protein có hoạt tính mạnh, dùng không đúng lúc có thể gây kích thích và làm tổn thương dạ dày. Ăn hoa quả ngay sau bữa ăn, chất protein, tinh bột vốn được tiêu hoá chậm sẽ gây trở ngại cho việc tiêu hoá hoa quả. Do đó các thực phẩm bị lưu lại trong dạ dày. Hoa quả dưới tác dụng của nhiệt độ cơ thể sẽ có phản ứng lên men, thậm chí thối rữa, từ đó gây ra các hiện tượng như chướng khí, táo bón…
Các loại hạt khô
Hàm lượng chất xơ tốt trong các loại hạt khô không ít hơn trong các loại rau quả. Trong các loại hạt khô chứa nhiều vitamin B, E, protein, axit linoleic mang lại tác dụng nhuận tràng thông tiện, trị chứng táo bón rất hiệu quả.
Táo
Táo là thực phẩm tính ôn, người có thể chất hàn hay nhiệt đều có thể sử dụng. Trong táo chứa nhiều pectin giúp dung hoà các khuẩn thông thường trong đường ruột, điều hoà chức năng dạ dày, ngăn ngừa táo bón.
Măng tây
Măng tây chứa lượng đường và chất béo thấp, hàm luợng chất xơ cao, tuyệt đối là thực phẩm tốt cho việc giảm cân. Ngoài ra, với hàm lượng nước và chất xơ tốt phong phú, măng tây rất có công hiệu trong việc điều trị chứng táo bón.
Cà chua
Giá trị dinh dưỡng phong phú của cà chua từ lâu đã được biết đến. Mùa hè ăn nhiều cà chua còn có tác dụng ngăn ngừa tia tử ngoại. Trong cà chua chứa các thành phần như các loại vitamin, lycopene, axit citric, axit malic, pectin… đều là những chất có lợi cho sự hoạt động bình thường của dạ dày và ruột.
Mật ong
Theo Đông y, mật ong có công dụng thông tiện, giải suy nhiệt, trị chứng bệnh về tim, trung hoà các loại thuốc, điều hoà sắc mặt. Trong mật ong chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất và các loại enzyme phong phú. Các loại enzyme sẽ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hoá, hấp thụ và trao đổi chất của cơ thể. Tốt nhất bạn nên ăn 1 thìa mật ong trước khi ngủ để đẩy lùi chứng táo bón!
Những người bị táo bón kinh niên thường có hai lựa chọn, hoặc là cố chịu đựng hoặc là dùng thuốc xổ. Nhưng dùng thuốc xổ liên tục sẽ dẫn đến nguy cơ tổn thương niêm mạc và đồng thời gây nguy hiểm cho tim.
Dưới góc nhìn y học thì táo bón không phải là bệnh lý thông thường mà thậm chí nó còn khá nguy hiểm. Khi bị táo bón, các chất độc tích lũy trong khung ruột sẽ là cơ hội để phát triển nhiều các bệnh khác như nhức đầu, mệt mỏi, dị ứng... nặng hơn thì là viêm đại tràng mãn tính, trĩ và thậm chí là ung thư ruột già.
Những người bị táo bón kinh niên thường có hai lựa chọn, hoặc là cố chịu đựng hoặc là dùng thuốc xổ. Nhưng dùng thuốc xổ liên tục sẽ dẫn đến nguy cơ tổn thương niêm mạc và đồng thời gây nguy hiểm cho tim vì nó làm mất đi hai chất cần thiết cho hoạt động của tim là kali và chất khoáng.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chống táo bón được bán tự do cho nên việc chữa bệnh theo triệu chứng mô tả được coi là thuận tiện với nhiều người, ví dụ như thuốc nhuận tràng. Nhưng dùng thuốc như vậy không giải quyết được tận gốc vấn đề. Việc điều trị táo bón cần phải điều trị từ đúng nguyên nhân.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới táo bón như do thói quen ăn uống không khoa học; ít vận động (thường xảy ra với dân văn phòng); lười đi cầu, nén hoặc nhịn việc đi cầu; bị mất ngủ, căng thẳng; do gặp phải những vấn đề ở ruột; hoặc hút thuốc lá, uống quá nhiều trà và cà phê.
Có những cách đơn giản nhưng lại vô cùng hữu hiệu trong việc điều trị tận gốc chứng táo bón, hơn nữa lại khá tiết kiệm. Chỉ cần một chút kiên trì, những người hay bị táo bón sẽ không còn phải quá lo lắng về vấn đề này.
- Uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ. Điều này giúp cho cơ thể bạn sẽ dễ dàng bài tiết ra những chất cặn bã để “tống khứ” ra bên ngoài vào sáng hôm sau. Trong trường hợp bạn bị táo bón nặng, hãy hoà thêm 2 thìa cà phê thầu dầu vào trong cốc sữa.
- Uống 1 lít nứơc ấm và đi bộ khoảng vài phút ngay lập tức sau khi thức dậy vào buổi sáng. Hoặc là uống một ly nước lạnh vào buổi sáng, kết hợp với xoa bụng.
- Uống nước chanh pha lẫn với nước ấm từ 2 - 3 lần/ngày. Ngoài ra nên ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hoá, bổ sung nhiều rau, củ quả để tăng cường chất xơ, hạn chế và tránh ăn những đồ ăn khô như đậu tương, lạc...
- Chỉ ăn khi đói, không nên ăn thành nhiều bữa và mỗi bữa ăn nên cách nhau 4 tiếng.
Related image
- Luyện tập thể dục đều đặn. Việc luyện tập chính là phương thuốc hữu hiệu giúp phòng ngừa và điều trị bệnh táo bón. Nên vận động tối thiểu hai lần trong ngày, mỗi lần 15 phút bằng cách nằm ngửa và co chân đạp xe tưởng tượng.
- Ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ cũng chính là một trong số những thủ phạm gây nên căn bệnh táo bón. Chính vì thế nếu không muốn bị chứng táo bón hoành hành mỗi ngày bạn cần ngủ đủ giấc trong vòng khoảng 8 tiếng/ngày.
- Xoa bóp vùng bụng dưới và nhất là dọc hai bên xương cùn đến ngang eo lưng sau mỗi bữa ăn.
- Sau bữa ăn chiều, nên dùng một chút nước ép nha đam, dầu ô-liu với vài giọt chanh vắt.
- Không uống trà, cà phê, nếu có thể thì uống nước khoáng có nhiều kali càng tốt.
- Nên tạo thói quen đại tiện đều đặn hàng ngày, dù là có muốn hay không. Khi thấy có cảm giác muốn đại tiện thì nên đi ngay, vì nếu trì hoãn, phân nằm lâu trong ruột sẽ bị hút hết nước thành khô cứng, khó đẩy ra.
Một vài cách đơn giản trên có thể sẽ rất có ích trong việc "giải quyết tận gốc" bệnh táo bón hơn bất kì loại dược phẩm nào. Với những người may mắn ít khi hoặc chưa bao giờ bị táo bọn thì cũng nên chú ý để tránh bị vì một khi bị táo bón liên tục thì sẽ rất mất thời gian trong việc chữa trị.
 
 

Bài viết khác