Nguyên nhân bệnh loãng xương ở người già
Bệnh loãng xương ở người già hay còn được gọi với tên khác là bệnh loãng xương ở người cao tuổi là căn bệnh thường gặp khi tuổi cao. Đây là một bệnh lý về xương, được gây ra bởi tình trạng xương giảm khối lượng và chất lượng. Lúc này các kết cấu xương giảm độ đặc, độ dày và tăng phần xốp, thưa hơn.
Sở dĩ người già mắc chứng bệnh loãng xương là do tuổi cao. Khi tuổi càng cao thì các hệ cơ quan như tiêu hóa, bài tiết, thần kinh, tuần hoàn hoạt động yếu. Khi đó, xương hấp thụ canxi và những chất dinh dưỡng kém, dẫn đến mất cân bằng giữa việc tạo và hủy xương, khiến xương trở nên xốp hơn và thưa hơn.
Căn bệnh loãng xương ở người già, có tỉ lệ chênh lệch theo giới tính, cụ thể, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới. Phụ nữ sau tuổi mãn kinh, buồng trứng ngưng hoạt động gây thiếu hụt nội tiết tố estrogen. Điều này làm cho các tế bào hủy xương gia tăng hoạt tính trong khi chức năng điều hòa và hấp thụ canxi bị suy giảm.
Ngoài ra, căn bệnh loãng xương ở người già còn xuất phát từ việc người bệnh đang mắc các chứng bệnh như suy thận, viêm gan mãn tính, gout, cường giáp trạng…
Các triệu chứng của bệnh loãng xương ở người già
Khi người già mắc chứng bệnh loãng xương thì biểu hiện cũng không khác gì so với tuổi trung niên. Cụ thể, những dấu hiệu ban đầu nhận biết tình trạng loãng xương ở người già bạn nên biết như:
Đau nhức các đầu xương như: đau xương dài, đau toàn thân và thường đau về đêm hoặc thay đổi tư thế.
Đau cột sống: đau liên hồi phần xương cột sống, tình trạng nặng có thể cong vẹo cột sống, gù lưng.
Thường thấy cơ thể xuất hiện chuột rút, có cảm giác ớn lạnh, thường ra nhiều mồ hôi…
Thêm vào đó, bệnh loãng xương ở người già cũng theo kèm các bệnh người già khác như: tăng huyết áp, thoái hóa khớp, bệnh mạch vành…
Khi phát hiện các triệu chứng của bệnh loãng xương trên đây, người bệnh cần đi khám để phát hiện tình trạng bệnh sớm để có cách điều trị kịp thời, hiệu quả nhất.