Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Căn bệnh này có mặt trên toàn thế giời và thường xảy ra vào mùa đông, xuân khi thời tiết trở nên lạnh, ẩm, mưa nhiều. Đối tượng dễ mắc bệnh quai bị nhất là trẻ từ 4 đến 16 tuổi. Vậy nên, bài viết trang bị cho mẹ kiến thức để có kế hoạch phòng tránh và tìm cách chữa quai bị cho trẻ khi không may mắc phải.
Nguyên nhân trẻ lây nhiễm quai bị
Quai bị dễ dàng lây lan qua đường hô hấp khi những giọt nước bọt mang virus ARN phát tán trong không khí. Trẻ tiếp xúc với bạn bè hoặc những người mang bệnh thì có khả năng bị lây nhiễm. Virus ARN xâm nhập qua đường hô hấp theo đường máu đến tuyến nước bọt, tinh hoàn, buồng trứng và một số trường hợp xâm nhập cả tới màng não.
Triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em
Giai đoạn ủ bệnh: Trẻ trải qua giai đoạn 18-25 ngày không có dấu hiệu hay triệu chứng bất thường.
Giai đoạn phát bệnh
- Khi khởi phát bệnh, trẻ có thể sốt 38-39 độ kèm nôn và nhức đầu.
- Tuyến mang tai sưng to, dái tai bạnh ra ngoài và má phệ xuống nhưng khi sờ vào không nóng, đỏ. Khi ấn vào đau tăng và để ý da bóng.
- Tuyến mang tai thường sưng một bên nhiều ngày trước khi tuyến còn lại sưng, tuy nhiên đôi lúc chỉ một bên tuyến bị tác động.
- Sau 6-7 ngày, tuyến sưng sẽ giảm dần rồi trở lại bình thường.
- Trẻ sẽ trải qua những cơn đau đầu ngày càng dữ dội, sợ tiếp xúc ánh sáng chói và có thể kèm theo nôn. Vấn đề đau đầu có thể vẫn kéo dài thậm chí khi các tuyến vùng mang tai hết sưng.
Giúp mẹ bình tâm, thổi bay lo lắng con mắc quai bị chữa thế nào? - Ảnh 1.
Giai đoạn bình phục
- Sang thời gian toàn phát, trẻ sẽ hết các triệu chứng trong vòng vài ngày, tuy nhiên vẫn còn khả năng lây truyền sang người khác.
- Mẹ nên lưu ý vẫn có ⅓ số bệnh nhân trong giai đoạn mắc quai bị không bộc phát bất kỳ triệu chứng nào và thậm chí bệnh qua đi không hay biết.
- Triệu chứng sưng phồng thường sẽ giảm sau khoảng 5-10 ngày.