Nguyên nhân gây triệu chứng hot flashes ở bà bầu

Hot flashes là một khái niệm dùng để chỉ cảm giác nóng bừng, tập trung chủ yếu ở cổ và đầu, sau đó lan xuống ngực và thường kéo dài từ 30 giây đến 5 phút. Đôi khi cảm giác nóng bừng sẽ xuất phát từ phần dưới của cơ thể. Cơ thể sẽ toát mồ hôi để cố gắng làm mát cảm giác nóng bừng đột ngột này.
 
Cảm giác này là hoàn toàn bình thường khi mang thai và thường xuất hiện vào ban đêm trong giai đoạn đầu và giai đoạn giữa của thai kỳ. Đôi khi triệu chứng này vẫn tiếp tục diễn ra sau khi sinh vì cơ thể mẹ bầu phải sản xuất sữa cho bé bú. Các hormone biến đổi làm lưu lượng máu lên bề mặt da tăng lên. Điều này khiến bạn cảm thấy nóng bừng. Lưu lượng máu tăng làm tăng nhiệt độ da, đặc biệt là ở vùng ngực, cổ và đầu, tạo nên những vết đỏ.
Một số yếu tố có thể gây ra cảm giác nóng bừng khi mang thai:
Thay đổi nội tiết tố
Sự thay đổi nội tiết tố (chủ yếu là oestrogen) thường xảy ra trong thai kỳ. Điều này kích thích não tiết ra thêm epinephrine và norepinephrine (các chất truyền dẫn thần kinh) trong máu, khiến lưu lượng máu trên da tăng, gây ra cảm giác nóng lên trong cơ thể.
Mất nước
Nước có tác dụng điều chỉnh nhiệt độ. Thiếu nước sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể và làm cho mẹ bầu cảm thấy nóng.
Tăng nhiệt độ cơ thể
Việc trao đổi chất tăng lên trong thời kỳ mang thai khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên, do đó dẫn đến việc mẹ bầu có cảm giác nóng bừng. Cơ thể của bạn nhận ra được rằng bản thân đang chăm lo cho hai người và phải tăng cường hoạt động dẫn đến nhiệt độ cơ thể tăng.
Thừa cân
Cân nặng tăng trong thời gian mang thai làm cơ thể nóng lên và kết quả là tạo ra cảm giác nóng bừng.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị triệu chứng hot flashes:
•           Chế độ ăn không cân đối;
•           Thói quen ngủ không tốt;
•           Lo lắng, căng thẳng và tức giận;
•           BMI (chỉ số xác định tình trạng cơ thể) cao hơn trước khi mang thai;
•           Lượng đường trong máu thấp.

Bài viết khác