Hiện tượng chuột rút khi mang thai thời kỳ đầu

Chuột rút khi mang thai thời kỳ đầu là hiện tượng xảy ra phổ biến ở nhiều mẹ bầu. Tuy nhiên nếu chuột rút ở mức độ nặng thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai, tỷ lệ này chiếm đến 25%.
Nguyên nhân bà bầu bị chuột rút đầu thai kỳ
Hiện tượng chuột rút khi thường xảy ra thời kỳ đầu mang thai
– Khi mang thai, tử cung người mẹ mở rộng để tạo môi trường tốt cho bé. Khi đó các dây chằng và cơ phải kéo căng để nâng đỡ tử cung. Hiện tượng chuột rút thường gặp ở phổ biến ở ba tháng đầu tiên của thai kỳ. Khi các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung bị đè nén thì tình trạng co rút xảy ra khiến bà bầu luôn cảm thấy khó chịu, đau nhức ở vùng bụng dưới.
Dị ứng khi mang thai là vấn đề xảy ra phổ biến ở nhiều mẹ bầu. Đa phần họ đều cảm thấy ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân và có khi ngứa toàn thân. Các triệu chứng này thường sẽ tự khỏi sau khi sinh em bé. Tuy nhiên…
– Trọng lượng cơ thể bà bầu tăng lên khi thai nhi càng phát triển. Điều này càng gây áp lực lên cho các cơ bắp ở chân. Từ đó dẫn đến hiện tượng chuột rút khi mang thai.
– Tình trạng thai nghén nôn ói khiến cơ thể mất nước, mất cân bằng điện giải và chất dinh dưỡng. Đây cũng chính là lý do khiến các mẹ bầu thường bị co cứng cơ.
– Chuột rút có thể là do thiếu canxi. Tình trạng thiếu canxi không phải là hiếm ở các thai phụ. Bởi khi mang thai thì nhu cầu lượng canxi mẹ bầu cần gấp đôi bình thường vì phải cung cấp cho thai nhi. Một khi lượng canxi không đủ, cơ thể người mẹ sẽ tự động rút canxi để truyền cho bé và hậu quả là các cơ thiếu canxi nên căng cứng cơ và co rút.
 
Cách phòng ngừa chuột rút khi mang thai
Hiện tượng chuột rút khi mang thai ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như cuộc sống của thai phụ. Để phòng ngừa chuột rút chúng ta có thể thực hiện một trong những cách sau:
– Dành 30 phút để thực hiện những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, kéo căng cơ bắp mỗi ngày. Tùy theo tình hình thai nghén và sức khỏe mẹ bầu nên chọn lựa bài tập phù hợp.
– Thường xuyên thay đổi vị trí khi vận động đứng, ngồi, nằm. Các mẹ lưu ý tránh ngồi chéo chân hoặc đứng quá lâu.
– Co dũi bắp chân trước khi đi ngủ, xoay mắt cá chân khi xem ti vi hoặc ngồi ăn tối.
– Khi ngủ, mẹ bầu nên kê chân lên một cái gối mềm để chân cao hơn đầu một chút.
– Massage để tăng lưu thông tuần hoàn máu khắp cơ thể. Hãy nhẹ nhàng xoa bóp từ đùi đến bắp chân, ngón chân và mắt cá để cơ thể thư giãn. Ngoài ra, mẹ bầu có thể đặt túi chườm hoặc một chai nước nóng đặt lên vùng bị đau.
Massage lưu thông máu là biện pháp hữu dụng tránh hiện tượng chuột rút khi mang thai.
– Tắm với nước ấm.
– Tăng cường uống nhiều nước, tối thiểu 2.5 lít mỗi ngày. Không để cơ thể khát và mất cân bằng điện giải.
– Ăn uống đầy đủ chất, đặc biệt chú trọng nhiều thực phẩm giàu canxi và magie.
– Nên đi tiểu thường để hạn chế tình trạng bàng quang căng đầy.
Chuột rút khi mang thai thời kỳ đầu là tình trạng phổ biến, các mẹ bầu đừng nên quá lo lắng. Tuy nhiên nếu đã áp dụng những cách trên nhưng cơn đau vẫn tiếp diễn thì nên liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và chăm sóc tức thời.
 

Bài viết khác