CÁC BỆNH VỀ ĐƯỜNG MIỆNG PHỔ BIẾN Ở TRẺ NHỎ

Trong quá trình phát triển của trẻ, trẻ phải vượt qua những mốc quan trọng như tập ăn dặm, tập đi, tập nói hay thay răng. Trong quá trình phát triển ấy trẻ phải đối mặt với những bệnh lý không tránh khỏi. Một trong đó là những bệnh đường miệng. Nanh, tưa lưỡi hay viêm lợi là các bệnh mà trẻ nhỏ nào cũng đều phải trải qua.
Tưa miệng
Tưa miệng hay còn gọi là tưa lưỡi là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Triệu chứng của tưa miệng là sự xuất hiện những mảng trắng như sữa bám vào niêm mạc miệng. Mảng trắng có thể đông đặc toàn bộ niêm mạc miệng và hàm họng. Khi đánh đi lớp nấm dày để lại lớp niêm mạc phía dưới chảy máu.
Nanh
Đây là hiện tượng thường gặp ở 75% trẻ sơ sinh, không phân biệt giới tính của trẻ.
Biểu hiện lâm sàng:
Là những nang nhỏ kích thước 1-3 mm, màu trắng, nằm rời rạc hay thành đám trên niêm mạc khẩu cái hay niêm mạc xương hàm. Trẻ mọc nanh có thể không gây ảnh hưởng gì hoặc cũng có thể gây biếng ăn và bỏ bú.
Xử trí:
Nếu không ảnh hưởng gì tới ăn uống tự nanh sẽ rụng.
Nếu ảnh hưởng tới ăn uống như biếng ăn, bỏ bú thì phải đến các bác sĩ răng hàm mặt để chích nanh.
Viêm lợi cấp
Thường gặp ở trẻ 6 tháng đến 3-4 tuổi, xuất hiện sau sốt mọc răng.
Biểu hiện: 
Trẻ sốt, quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn do lợi đau và viêm tấy, chảy máu lợi, hơi thở hôi. Các viền và núm lợi gây viêm tấy đỏ, không bám mềm mại vào cổ răng, động vào dễ chảy máu.
Viêm loét miệng
Biểu hiện lâm sàng:
Bệnh thường xuất hiện sau khi trẻ sốt do bệnh toàn thân như: sởi, thuỷ đậu, sau sốt mọc răng sữa, trẻ vệ sinh răng miệng kém.
Các nốt loét to nhỏ, có giả mạc trắng hay vàng, động vào dễ chảy máu.
Trẻ bỏ ăn vì đau miệng.
Xử trí:
Vệ sinh răng miệng hằng ngày sau khi ăn.
Cho kháng sinh toàn thân kết hợp.
Cho thuốc giảm đau.
Bôi thuốc chữa viêm loét.
 

Bài viết khác