Cả đời không hút 1 điếu thuốc lá vẫn bị ung thư phổi, có thể vì những lý do này

Nếu trước đây bạn chưa từng động vào một điếu thuốc lá nào, chắc hẳn bạn luôn cho rằng mình sẽ an toàn và không có khả năng bị ung thư phổi. Nhưng theo những thống kê gần đây, bạn đã nhầm.

Trong khi hút thuốc lá là nhân tố nguy hiểm gây mắc ung thư phổi, nghiên cứu gần đây lại cho thấy tỷ lệ ung thư phổi ở những người chưa bao giờ hút thuốc (hoặc không bao giờ hút thuốc) đang tăng lên một cách đều đặn.

Vào tháng 1 năm 2017, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Viện ung thư quốc gia Hoa Kỳ cho thấy ước tính có khoảng 10 – 15% người không bao giờ hút thuốc lá bị mắc ung thư phổi, và tỷ lệ mắc bệnh Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC – một loại ung thư phổ biến nhất) ở người không bao giờ hút thuốc đang gia tăng, tăng 8% trong giai đoạn 1990 – 1995 và 14% trong giai đoạn 2011 – 2013.

Trên thực tế, có tới 20% người chưa bao giờ hút thuốc hoặc chưa từng sử dụng bất cứ loại thuốc lá nào chết vì ung thư phổi mỗi năm (Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ).

Theo các thống kê cho thấy, so sánh giữa nữ giới và nam giới đều chưa bao giờ sử dụng thuốc lá thì nữ giới có xu hướng dễ mắc bệnh hơn: Phụ nữ chưa từng hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn gấp 2 lần nam giới. Trên thực tế, một nghiên cứu được công bố vào tháng 9 năm 2020 của tạp chí Quản lý Ung thư Phổi cho thấy gần một nửa số phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi trên toàn thế giới là những người không bao giờ hút thuốc, so với chỉ khoảng 15 – 20% nam giới.

Vậy điều gì đằng sau sự gia tăng ung thư của các trường hợp người chưa từng hút thuốc? Andrew Kaufman, bác sĩ phẫu thuật lồng ngực tại bệnh viện Mount Sinai ở thành phố New York cho biết lời giải thích cho câu hỏi trên rất phức tạp, có thể do nhiều yếu tố chưa được lý giải một cách rõ ràng. Ông nó: “Chúng tôi biết rất ít về lý do điều này lại xảy ra và tại sao dường như nó đang xảy ra với tốc độ cao hơn so với các thời điểm trong quá khứ”.

Những lý do hàng đầu khiến những người không bao giờ hút thuốc bị mắc ung thư phổi

Rất có thể có nhiều nguyên nhân góp phần làm gia tăng các trường hợp ung thư phổi ở những người không bao giờ hút thuốc. Dưới đây là một số lý do có thể xảy ra:

Theo Phép Toán học đơn giản. “Số người chưa bao giờ hút thuốc trong tổng dân số nói chung hiện đang cao hơn bao giờ hết trong vòng 100 năm qua vì tỷ lệ hút thuốc đã giảm xuống còn khoảng 20% dân số trưởng thành”. Tiến sỹ Kaufman cho biết. “Vì vậy, càng ít người có tiền sử hút thuốc, càng có nhiều cơ hội chẩn đoán mắc ung thư phổi không phải do hút thuốc lá”.

Đột biến gen: Thường những người không hút thuốc có nhiều khả năng bị đột biến gen – những thay đổi trong ADN tạo nên một gen – góp phần vào sự phát triển của ung thư. “Nhiều bệnh ung thư phổi không bao giờ hút thuốc chứa các đột biến gen được gọi là “Đột biến trình điều khiển (Driver mutations)” khiến các tế bào phổi đang khỏe mạnh trở thành ung thư”, Kaufman nói “Nhưng chúng tôi không biết nguyên nhân gây ra những đột biến này”. Các đột biến phổ biến ở những người không bao giờ hút thuốc phát triển thành ung thư phổi bao gồm rối loạn EGFR (Chỉ số đầu lọc cầu thận), ALK (là một gen thông báo cho cơ thể bạn biết cách tạo ra các protein giúp các tế bào báo tin cho nhau), ROS1 (gen chuyển vị),… Tin tốt là hiên nay đã có những loại thuốc và liệu pháp điều trị các loại đột biến này.

Di truyền: Những người có tiền sử trong gia đình có người mắc ung thư phổi thì có nguy cơ tự mắc bệnh ung thư cao hơn. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn có người thân ruột thịt (Cha, mẹ hoặc anh chị em, con cái) bị mắc ung thư trước 50 tuổi.

Phơi nhiễm Radon: Radon là một loại khí phóng xạ tự nhiên, chúng có thể xâm nhập vào nhà thông qua những vết rạn nứt ở sàn nhà, tường hoặc móng nhà và tụ lại trong nhà. Nó cũng có thể thải ra từ những vật liệu xây dựng, hoặc nước lấy từ các giếng có chứa Radon. Các nhà nghiên cứu tại Yale Medicine ước tính việc tiếp xúc với khí Radon gây ra khoảng 21000 ca tử vong do ung thư phổi mỗi năm. Tiếp xúc với Radon là nguyên nhân thứ 3 gây ra bệnh ung thư phổi nhưng lại là nguyên nhân phổ biến nhất gây ung thư cho những người không hút thuốc. Một số nghiên cứu gần đây, ví dụ như một nghiên cứu được công bố vào tháng 9 năm 2019 trên tạp chí Scientific Reports (tạp chí Khoa học – Công nghệ) đã gợi ý rằng các hoạt động xây dựng tòa nhà hiện đại đã dẫn đến sự gia tăng nồng độ Radon trong nhà. Cơ quan bảo vệ Môi trường (EPA) ước tính rằng cứ 15 ngôi nhà ở Hoa Kỳ thì có 1 ngôi nhà có mức Radon không an toàn.

Có sự sàng lọc hơn: Nhiều bác sỹ có sự sàng lọc kỹ càng hơn có thể phát hiện ra nhiều trường hợp bị ung thư phổi ở những người chưa bao giờ hút thuốc hơn nhờ vào việc sử dụng ngày càng nhiều công nghệ sàng lọc. Kaufman nói: “Chúng tôi tưởng tượng và hình dung về nhiều căn bệnh khác không chỉ riêng ung thư phổi, một người bị mắc sỏi thận có thể sẽ được cứu khi chúng tôi phát hiện có một điểm chấm bất thường trên phổi của họ, sau đó đưa ra chẩn đoán và quy trình chăm sóc thích hợp”.

Hít phải khói thuốc lá: Việc hít phải khói thuốc lá từ người khác gây ra khoảng 7000 ca tử vong do ung thư phổi mỗi năm ở Hoa Kỳ. Các nhà nghiên cứu cũng đang xem xét các tác động khác của khói thuốc dẫn đến ung thư, như việc màng nicotin và các chất hóa học khác còn bám lại trên tường, đồ đạc, quần áo, và các bề mặt khác.

Các chất gây ô nhiễm môi trường: Những yếu tố từ môi trường cũng có thể dẫn đến ung thư phổi ở người không hút thuốc như tiếp xúc quá nhiều với không khí bị ô nhiễm, khí thải động cơ, độc thạch tín.

Tóm lại, không phải những người hút nhiều thuốc lá mới bị mắc bệnh ung thư phổi mà ngay cả những người chưa từng động vào thuốc cũng có khả năng bị mắc. Bạn cần nên có ý thức tự bảo vệ chính mình và nên có hiểu biết với những triệu chứng mắc bệnh để có thể phát hiện và điều trị kịp thời.

Các triệu chứng cảnh báo ung thư phổi cần chú ý bao gồm:

- Ho dai dẳng

- Ho ra máu

- Kiệt sức

- Giảm cân không rõ nguyên nhân

- Khó thở

- Tức ngực

- Đừng bao giờ do dự mà đi đến bác sỹ ngay khi gặp những triệu chứng trên.

Bài viết khác