Bệnh viêm mũi xuất tiết là gì? Triệu chứng dễ nhận biết
Viêm mũi xuất tiết (viêm mũi xung huyết) là tình trạng mũi và họng có nhiều dịch mủ, thường xuất hiện khi người bệnh bị viêm mũi, họng hoặc cảm cúm.
Bệnh chủ yếu xuất hiện và bùng phát trong mùa lạnh, nhất là thời điểm giao mùa. Những đối tượng như trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, người có sức đề kháng kém có tỉ lệ mắc viêm mũi xuất tiết cao hơn người bình thường.
Khi bị bệnh viêm mũi, người bệnh thường có những triệu chứng sau:
+ Xung huyết lan tỏa, niêm mạc mũi phù nề, đôi khi bị nề tím.
+ Ngạt mũi 2 bên, thở khó khăn, chức năng ngửi kém.
+ Chảy dịch mũi nhiều, dịch không có mùi hôi.
+ Do niêm mạc mũi phù nề nên cuốn mũi dưới to.
Thông thường, những triệu chứng trên thường kéo dài từ 5 – 7 ngày và tự biến mất.
Nguyên nhân gây viêm mũi xuất tiết chủ yếu
Theo bác sĩ Nguyễn Tùng Lâm – PGĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường cơ sở miền nam: viêm mũi xuất tiết xảy ra do những nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Thay đổi thời tiết đột ngột.
+ ô nhiễm môi trường, khói bụi, khí thải độc hại, khói thuốc lá…
+ Do độ ẩm quá cao.
+ Do cơ địa
+ Do sức đề kháng kém, không có khả năng chống lại vi khuẩn.
Viêm mũi xuất tiết có nguy hiểm không?
Cũng theo bác sĩ Lâm, viêm mũi xuất tiết là bệnh thông thường, không gây nguy hiểm mà chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Mặc dù vậy, nếu không điều trị sớm và kịp thời, có thể dẫn tới tình trạng quá phát, mãn tính, khiến việc điều trị khó khăn và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như:
+ Viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản, viêm tai giữa…
+ Hen suyễn.
+ Giảm thị lực.
Do đó, khi thấy các triệu chứng của bệnh, mọi người nên đến các cơ sở y tế để thăm khám, chẩn bệnh và điều trị sớm.
Cách điều trị viêm mũi dị ứng xuất tiết phổ biến hiện nay
Khi bị viêm mũi xuất tiết, người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa hiệu quả sau đây:
+ Rửa mũi, súc họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày, xông mũi bằng nước ấm…
+ Sử dụng thuốc Tây để chữa viêm mũi xuất tiết: Có thể kể đến các loại thuốc đặc trị dạng xịt, nhỏ hoặc uống thường được kê toa như: Thuốc kháng Histamin H1, thuốc giảm xuất tiết, thuốc chống viêm mũi xoang xuất tiết, thuốc làm khô niêm mạc mũi…
Ngoài ra, trong một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định dùng các biện pháp tây y khác như: Chiếu tia sóng ngắn, dùng khí dung, điện di dung dịch Novocain 5%, đốt cuốn mũi dưới bằng côte điện.