Đa số chung ta không có thói quen thay đổi đủa mới theo đúng định kỳ mà sử dụng đến khi nào thấy đũa quá cũ thì mới thay. Cách sử dụng như thế hoàn toàn sai lầm và có thể gây ung thư cho người dùng. Vì thế sử dụng đũa như thế nào là đúng cách, chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết.
Bạn đã biết đũa dùng quá lâu là hiểm họa ung thư gan Rất nhiều gia đình dùng đũa từ năm này sang năm nọ, thậm chí, dùng đến khi đũa gãy thì thôi. Hàng ngày, chúng ta sử dụng và rửa đũa thường xuyên, không phải lúc nào đũa cũng được phơi sấy khô ráo, nhất là vào mùa mưa dễ tạo môi trường thuận lợi cho các loại nấm mốc sản sinh.
Như vậy, nếu nhẹ thì người dùng sẽ mắc phải các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa. Nặng thì có thể bị ung thư gan do đũa mốc sản sinh ra aflatoxin, một chất có khả năng gây ung thư gan cao. Lượng nước tích trữ trong đũa còn là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại sinh trưởng và phát triển như vi khuẩn tụ cầu vàng, E.coli,… Kể cả khi chúng ta cất đũa trong tủ bếp quá lâu, môi trường ẩm thấp có thể khiến nguy cơ biến chất đũa tăng gấp 5 lần. Hạn sử dụng 3 -6 tháng và thay ngay khi đũa đổi màu Khi mua đũa mới, trên bao bì thường không ghi hạn sử dụng, nhưng chúng ta cần nắm rõ, đũa chỉ có thể sử dụng an toàn nhất từ 3 – 6 tháng.
Đặc biệt, khi thấy có hiện tượng lớp sơn bong tróc hoặc đũa bị đổi màu, thì phải thay ngay lập tức. Sự chuyển màu của đũa chứng tỏ rằng vật liệu làm ra đôi đũa đang có hiện tượng biến chất.
Nguyên nhân là do trong quá trình nấu nướng, tác động của nước rửa chén hoặc vị trí bảo quản đũa không sạch, ở một thời gian sử dụng nhất định, đũa sẽ đổi màu. Chúng ta cần quan sát mỗi ngày để sớm nhận ra đũa có hiện tượng sản sinh nấm mốc, nhất là với đũa làm từ tre và gỗ. Đũa xuất hiện chấm đen. Điều này chứng tỏ đũa đã bị nhiễm khuẩn và chúng ta cần phải bỏ đi. Ngửi được mùi chua rõ rệt. Do quá trình ngâm rửa khi sử dụng, tạo ra môi trường ẩm ướt khiến đũa bị nhiễm bẩn sâu bên trong, lâu ngày bốc mùi chua. Sấy khô đũa đẩy lùi nấm mốc Người Việt có thói quen dùng đũa tre, gỗ hơn là đũa inox.
Thế nên, chúng ta cần hong sấy khô đũa hoàn toàn sau khi rửa, tránh tạo độ ẩm thích hợp cho nấm mốc và các vi khuẩn có hại cho sức khỏe con người, có điều kiện sản sinh. Nên tạo thói quen luộc đũa trong nước sôi khoảng nửa tiếng mỗi tuần. Việc này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn ẩn nấp trong đũa hiệu quả. Cần rửa sạch đũa mới mua trước khi dùng. Vì trong quá trình sản xuất và vận chuyển, đũa rất dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn và các chất hóa học. Nên đũa mới cũng phải được luộc trong nước sôi nửa giờ, đem phơi khô rồi mới sử dụng. Cẩn thận khi dùng đũa ngũ sắc
Theo nhiều nghiên cứu, lớp sơn trên đũa ngũ sắc rất dễ bị phân hủy cùng với thức ăn và gây nhiễm độc cho người sử dụng. Ở nhiệt độ và điều kiện nhất định, lớp sơn trên đũa sẽ bị trôi và hòa tan vào thực phẩm. Những hóa chất tạo màu này thường gây hại cho sức khỏe, nhất là với dạ dày. Tránh chà xát quá mạnh khi rửa đũa Điều này sẽ khiến lớp sơn bảo vệ lõi đũa bị bong tróc, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Đồng thời, nên dùng ống đũa có thiết kế dạng lưới thông thoáng, không đọng nước và phải thường xuyên rửa sạch, khử trùng. Chọn loại nước rửa chén an toàn, có độ axit và kiềm không quá mạnh để tránh lưu lại hóa chất độc hại cho cơ thể. Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn các bạn cách sử dụng dụng đũa đúng cách giúp phòng chống được ung thư. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các ban.