Nguyên nhân trẻ bị nấc cụt

 
Nấc cụt ở trẻ em nhất là trẻ sơ sinh có rất nhiều nguyên nhân: trẻ có thể ở đường hô hấp, đường tiêu hóa (ăn thức ăn khó tiêu, ăn quá no...). Trẻ bị lạnh cũng dễ bị nấc. Dưới đây là ba nguyên nhân thường gặp khiên strẻ bị nấc cụt:
 
- Trẻ sơ sinh bị nấc đa phần là do bú quá no kèm theo nuốt hơi vào dạ dày. Ngoài ra, nếu thời tiết quá lạnh, trẻ cười đùa nhiều hoặc vừa ăn uống, vừa cười cũng dễ bị nấc. 
 
Thông thường, chỉ một thời gian ngắn khoảng vài chục phút là cơ thể tự cân bằng và hết nấc cụt. Nhưng cũng có trường hợp nấc cụt kéo dài cả ngày hoặc vài ngày. 
 
Các bà mẹ không phải lo lắng khi trẻ nấc nhiều lần khi ăn, mẹ hãy cứ tiếp tục cho trẻ ăn và nấc sẽ tự hết, trẻ sẽ không bị sặc sữa vì nắp thanh quản sẽ bảo vệ đường thở khi trẻ nấc và sữa sẽ không xuống phổi.
 
- Nền nhiệt thay đổi đột ngột khiến trẻ bị nấc: Khi nền nhiệt giảm mạnh và đột ngột, không khí đi vào phổi sẽ khiến bé bị lạnh. Điều này có thể gây ra tiếng nấc. Muốn khắc phục, chỉ cần giữ ấm cho trẻ mỗi lúc trời trở lạnh.
 
- Trào ngược dạ dày gây nên tiếng nấc: Khi xuất hiện hiện tượng này tức là lúc axit có trong dạ dày của trẻ đang đi ngược lại vào thực quản. So với những trường hợp khác, trào ngược dạ dày gây nấc cụt là phổ biến hơn cả do hệ tiêu hóa của trẻ lúc này chưa thực sự hoàn thiện. Với những trường hợp nặng, trẻ cần được khám để xác định bệnh lý.
 

Bài viết khác