– Sạm da do di truyền hay bẩm sinh.
+ Hội chứng Leopard: Bất thường về điện tim, 2 mắt cách xa nhau, hẹp động mạch phổi, bất thường bộ phận sinh dục, phát triển chậm, điếc).
+ Hội chứng Peutz-Jeghers: Đột biến nhiễm sắc thể làm xuất hiện nhiều nốt ruồi ở môi dưới cùng với polip ở dạ dày, ruột và các mảng sắc tố trên da).
– Tàn nhang: Tàn nhan là các đốm màu nâu hay cà phê sữa, có khi khu trú ở mặt, có khi lan tràn toàn thân, bệnh nặng lên về mùa xuân hè, giảm về mùa đông.
– Rối loạn chuyển hóa: Bệnh nhiễm sắc tố sắt (tăng sắc tố màu thiếc hay màu đá xám, xuất hiện vùng da hở sau đó lan rộng. Bệnh thường xuất hiện ở nam giới tuổi trung niên kèm theo hiện tượng gan to, tiểu đường và sắt huyết thanh cao).
– Bệnh thoái hóa bột (tăng sắc tố có tính đối xứng xuất hiện trong bệnh Lichen và thoái hóa bột thành mảng).
– Hóa chất hay thuốc (hồng ban cố định nhiễm sắc).
– Dinh dưỡng gây sạm da trong bệnh thiếu vitamin A, B12, PP (sạm da ở vùng da hở).
– Yếu tố vật lý: Cháy nắng, rám nắng ở những vùng hở bộc lộ với ánh sáng mặt trời mà không được bảo vệ.
Đôi khi sạm da còn gặp trong 1 số bệnh như: sạm da sau viêm hay nhiễm khuẩn, do khối u (các bớt sắc tố, u tế bào sắc tố), cũng có khi sạm da còn gặp trong 1 số bệnh hệ thống, nhiễm khuẩn toàn thân, u lympho, bệnh gai đen, xơ cứng bì, suy thận.