Mẹ bầu bị táo bón ảnh hưởng như thế nào tới thai nhi?

Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu mắc chứng táo bón mà để lâu ngày sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của thai nhi, như bé có khả năng bị suy dinh dưỡng, đặc biệt là dễ gây sảy thai, sinh non.
Sự thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai, sự lớn lên của thai nhi làm gia tăng áp lực lên xương chậu, cùng với chế độ ăn uống, bổ sung sắt và canxi không cân đối là những nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón cho mẹ bầu.
 
Táo bón thai kỳ là vấn đề đáng lo ngại, bởi khi bị chứng táo bón, các mẹ sẽ càng cảm thấy nặng nề, khó chịu hơn và tình trạng đầy bụng trướng hơi khiến các mẹ ăn uống không ngon miệng. Đó là do chất thải và khí đọng lại trong ruột làm đầy bụng, khó chịu, buồn nôn… Từ đó, mẹ bầu không muốn ăn vì ăn vào càng thấy tức bụng, khó chịu dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai.
Hơn nữa, các chất độc (như phenol, amoniac, indol…trong chất thải) bị tích tụ lâu trong ruột, rồi bị hấp thu vào máu và lan truyền khắp cơ thể, dẫn tới tình trạng nhiễm độc mãn tính, ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của thai nhi. Nguy hiểm nhất, khi táo bón, mẹ bầu đi vệ sinh phải dùng lực nên dễ sảy thai, sinh non.
Các mẹ bầu thường điều chỉnh chế độ ăn uống, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ (các loại rau, củ, quả), uống nhiều nước và kết hợp chế độ luyện tập phù hợp để cải thiện tình trạng táo bón. Tuy nhiên, các mẹ bầu vẫn phải tăng cường bổ sung các chất thiết yếu như đạm, tinh bột, chất béo để đảm bảo dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi nên táo bón dễ tái phát.
 

Bài viết khác