Hiện tượng phù chân ở mẹ bầu báo hiệu điều gì?

Phù chân (xuống máu chân) là một hiện tượng phổ biến, xuất hiện hầu hết ở phụ nữ mang thai. Thời gian mẹ bầu bị phù thường là vào 5 tháng cuối của thai kỳ. Phù chân không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên nó khiến mẹ bầu đi lại khó khăn, có cảm giác khó chịu và đau đớn.
Tuy nhiên, mẹ cũng nên cảnh giác khi chân bị sưng phù trong thời gian kéo dài kèm các triệu chứng như đau nhức đầu, đau bụng, có vấn đề về thị giác… đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.
Nguyên nhân
Trong thời kỳ mang thai, các dây chằng trong cơ thể mẹ thay đổi và trở nên mềm hơn, lỏng lẻo và dãn rộng. Điều này giúp cho cơ thể có khả năng dung chứa thai nhi và sinh nở dễ dàng sau này. Dó đó, mẹ trông như “mập” hẳn ra khi bầu bí. 
Cơ thể mẹ cũng trở nên tích nước và máu được sản xuất ra thêm 50% so với bình thường để đảm bảo cân bằng cơ thể và nuôi dưỡng thai nhi.
Cân nặng của mẹ bầu cũng thường tăng từ 8 đến 12kg đối với mẹ mang đơn thai và 15 đến 20kg đối với mẹ mang song thai. Sự thay đổi về trọng lượng này cũng tăng áp lực lên đôi chân và khiến chúng trở nên sưng phù.
Một điều nữa là các tĩnh mạch lúc mẹ mang thai bị thai nhi chèn ép khiến máu khó lưu thông về tim được và tích tụ lại chân gây phù.
Mẹ cũng có thể bị phù chân do bị mắc một số bệnh như táo bón, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Phù chân còn là do tư thế ngồi vắt chéo chân, mặc đồ quá chật, giữ một tư thế quá lâu…
 

Bài viết khác