Sắt cần thiết cho bà bầu như thế nào?
Sắt là thành phần để tổng hợp hemoglobin trong tế bào máu là hồng cầu, giữ chức năng là chất vận chuyển oxy cho tất cả các tế bào, cơ quan. Sắt còn tham gia tổng hợp myoglobin (chất dự trữ oxy cho cơ thể), đồng thời tham gia quá trình tạo nhân tế bào.
Mẹ bầu rất cần bổ sung sắt cho thai kì khỏe mạnh
Trong hơn 9 tháng mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng khoảng 50% so với bình thường vì thế nhu cầu về sắt tăng lên, thiếu sắt nghiêm trọng sẽ dẫn đến thiếu máu thiếu sắt, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mẹ và thai nhi. Mẹ mang thai bị thiếu máu thiếu sắt làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai, tăng tỉ lệ bệnh tật và tử vong, sinh non, người mẹ không đủ sữa cũng như trạng thái cảm xúc bất ổn nhiều hơn.Trẻ sơ sinh nguy cơ cao bị thiếu máu thiếu sắt, để lại hậu quả lâu dài trên trẻ như kém phát triển nhận thức, giao tiếp, học tập và sinh hoạt kém, không lanh lợi.
Vì sao bà bầu Việt đua nhau tìm dùng sắt nước hữu cơ
Trên thị trường có rất nhiều loại sắt cho bà bầu nhưng có một điểm chung đó là sắt khó hấp thu mà bà bầu ngày nào cũng dùng, dễ gặp các tác dụng phụ trên tiêu hóa. Phải kể đến các tình trạng như bị táo bón thậm trí bị trĩ, đau vùng thượng vị, buồn nôn, nóng trong, đôi khi việc uống sắt còn làm nặng hơn tình trạng ốm nghén, vì thế phần lớn bà bầu phải đổi loại thuốc sắt từ 2-3 lần. Có thể nói bà bầu Việt khỏe cũng vì sắt mà “khổ” cũng vì sắt.
Rất nhiều loại sắt gây ra các tác dụng không mong muốn cho mẹ bầu
Sự xuất hiện của sắt nước hữu cơ lóe lên hi vọng về một loại sắt ưu việt dễ hấp thu hơn, ít tác dụng phụ hơn… được bà bầu tìm kiếm khá nhiều. Sự thật nó có giải quyết được nhu cầu này của bà bầu hay không?
Nghiên cứu và sự thật về sắt nước hữu cơ IPC (sắt III hydroxyd polymaltose)
Sắt nước hay còn gọi đầy đủ là sắt nước hữu cơ, là những thuốc sắt ở dạng phức hợp đặc biệt tan trong nước, được bào chế thành dung dịch dùng đường uống. Phức hợp sắt hữu cơ là điểm khác biệt để phân biệt với các loại thuốc sắt khác nhau. Phổ biến nhất hiện nay là sắt III Hydroxyd Polymaltose sau viết tắt là IPC.
Nghiên cứu về cấu trúc của IPC, các nhà khoa học cho thấy sắt trong nhân IPC được liên kết theo cấu trúc tương tự như ferritin – một dạng dự trữ sắt trong cơ thể.
Cấu trúc sắt IPC
Khoa học chứng minh IPC giảm hẳn tác dụng phụ so với các loại sắt khác
Nhà khoa học Jorge E. Toblli1 - Reto Brignoli báo cáo so sánh về khả năng giảm tác dụng phụ của sắt IPC với sắt II sulfat (sau viết tắt là FS) một loại sắt thường dùng dưới dạng viên sắt hoặc thành phần trong vitamin tổng hợp), báo cáo cho thấy sắt IPC giảm tỉ lệ rối loạn tiêu hóa trên người lớn hơn gần 3,5 lần (IPC – 13.1% so với FS- 45.7%), giảm tỉ lệ táo bón và các tác dụng phụ khác gần 2 lần ( IPC – 8.7% so với FS – 15.9%), giảm tỉ lệ tiêu chảy 2.5 lần (IPC- 5.9% so với FS – 15.4%).
(Theo: Jorge E. Toblli1, Reto Brignoli. ‘Iron(III)-hydroxide Polymaltose Complex in Iron Deficiency Anemia’)
IPC dạng dung dịch (hay gọi tắt là sắt nước) hấp thu chủ động có kiểm soát và an toàn với dạ dày
Việc hấp thu của ion sắt (III) từ phức hợp sắt (III) hydroxyd polymaltose là một quá trình sinh lý. IPC có độ an toàn cao và độc tính thấp do không có ion sắt tự do. Dạng sắt không ion hóa của nó giúp dạ dày ít bị kích ứng hơn so với các dạng muối sắt thông thường, giúp bệnh nhân dung nạp tốt hơn, một điểm rất quan trọng trong điều trị dài hạn chứng thiếu máu thiếu sắt bằng các chế phẩm chứa sắt. Cũng theo báo nghiên cứu này cho thấy IPC dạng dung dịch dường như khác với các chế phẩm sắt khác vì sự hấp thụ sắt tăng lên hơn là giảm xuống khi có thức ăn.
Các bà bầu đều rất hài lòng với sắt IPC
Như vậy, sắt nước hữu cơ hay IPC dạng dung dịch đáp ứng được phần lớn kì vọng của một loại thuốc uống hằng ngày cho bà bầu như hấp thu tốt, giảm được một số tác dụng phụ và hiệu quả trong phòng, điều trị thiếu máu thiếu sắt. Mặc dù vậy, về nguyên tắc mọi sự lựa chọn và sử dụng các chế phẩm này đều cần đến sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ.