Dâu tây vào mùa ngon-bổ-rẻ, nhưng khi ăn nên nhớ kỹ điều này

Dâu tây là loại quả quen thuộc và được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể vô tư ăn dâu tây.

Dâu tây vào mùa ngon-bổ-rẻ, nhưng khi ăn nên nhớ kỹ điều này - 1

Tác dụng của dâu tây

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được, quả mọng hay chất anthocyanins (có bên trong dâu tây) có thể làm cải thiện sức khỏe tim mạch một cách đáng kể.

Không những vậy, quả mọng có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, cũng như giảm nguy cơ tử vong ở những người mắc bệnh tim nếu tiêu thụ dâu tây ở một lượng vừa phải.

Nhờ vào khả năng cải thiện cholesterol HDL (tốt), huyết áp và tăng chức năng của tiều cầu trong máu.

Chống lão hóa da

Dâu tây là nguồn cung cấp dồi dào các chất chống oxy hóa. Ellagtannin và axit ellagic (là các chất chống oxy hóa) – trong dâu tây, có hàm lượng gấp 2 – 11 lần so với hàm lượng có trong các loại trái cây khác.

Chính những chất này có khả năng chống lại các gốc tự do, chống lại vi khuẩn. Giúp làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.

Hỗ trợ làm đẹp cho phái nữ

Dâu tây có khả năng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể của bạn bao gồm chống viêm và hỗ trợ sức khỏe của làn da.

Dâu tây chứa rất nhiều vitamin C và được xem như một chất chống viêm vô cùng hiệu quả. Một nghiên cứu nhỏ đã chứng minh tác dụng của dâu tây trong việc chống các chứng viêm liên quan đến mụn trứng cá.

Nghiên cứu nhỏ năm 2019, đã cho thấy lợi ích của vitamin C trong dâu tây có thể chống lão hóa da gồm việc cải thiện độ ẩm và độ đàn hồi trên da.

Điều chỉnh lượng đường trong máu

Sự mất cân bằng lượng đường trong máu tỷ lệ thuận với khả năng mắc bệnh béo phì, tim mạch và bệnh tiểu đường loại 2.

Các hoạt chất trong dâu tây có khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa của glucozo và hạn chế khả năng tăng đột biến của chúng cùng với insualin sau các bữa ăn có nhiều carbohydrat.

Ngăn ngừa ung thư

Sự hình thành của các tế bào ung thư là do tình trạng viêm mãn tính và stress oxy hóa gây ra, thậm chí tình trạng có thể ngày càng trầm trọng khiến cho các tế bào ung thư ngày càng phát triển.

Khi nghiên cứu ở động vật, dâu tây được chứng minh là có khả năng ức chế sự hình thành cũng như phát triển của các tế bào ung thư.

Phòng ngừa dị tật bẩm sinh

Trong dâu tây chứa folate – một chất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của mô, xương và tế bào. Điều này vô cùng quan trọng cho phụ nữ mang thai, giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi 3 tháng đầu.

Tốt cho mắt

Dâu tây được chứng minh là có thể bảo vệ và chống oxy hóa cho mắt vì hàm lượng vitamin C dồi dào. Thường xuyên bổ sung dâu tây vào chế độ ăn còn có thể phòng ngừa các bệnh liên quan đến mắt như thoái hóa thần kinh thị giác, thoái hóa điểm vàng, khiếm khuyết thị lực, khô mắt,…

Dâu tây vào mùa ngon-bổ-rẻ, nhưng khi ăn nên nhớ kỹ điều này - 2

Những người nên lưu ý khi dùng dâu tây

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Khi ăn với số lượng vừa phải thì dâu tây thật sự không nguy hiểm. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều sẽ mang đến những tác dụng phụ không mong muốn. Thai phụ muốn dùng thuốc có chiết xuất từ dâu tây thì nên cân nhắc và hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng.

Người bị bệnh máu không đông

Ăn dâu tây với số lượng lớn trong thời gian dài có thể dẫn đến các tình trạng liên quan đến việc chảy máu, tăng nguy cơ bầm ở những bệnh nhân máu không đông.

Những người vừa phẫu thuật

Như đã nêu trên, ăn dâu tây nhiều có thể dẫn đến tình trạng máu không đông. Do vậy chúng có thể ảnh hưởng đến tình trạng của những người vừa phẫu thuật. Do vậy, bạn nên ngưng sử dụng dâu tây trong khoảng 2 tuần kể từ ngày phẫu thuật nhé.

Người có dạ dày nhạy cảm

Những hạt nhỏ trong loại trái này có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Tình trạng này sẽ càng trở nên nguy hại hơn đối với những người thường xuyên bị các vấn đề về dạ dày. Bên cạnh đó, tính axit của dâu tây cũng có thể gây đau dạ dày.

Người bị cao huyết áp

Với những người bị cao huyết áp, cần tránh ăn dâu tây vì nó không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt với người thường xuyên phải uống thuốc có chứa các hóa chất ở mức cao. Trong trường hợp này, dâu tây sẽ tương tác với thuốc, gây cản trở chức năng thận.

Người bị dị ứng dâu tây

Dâu tây là một loại quả mọng thơm ngon, nhưng bạn cũng nên lưu ý khi gặp những triệu chứng như: ngứa, đau thắt cổ họng; phát ban trên da, ngứa da; khò khè, khó thở; buồn nôn, tiêu chảy; chóng mặt hay lâng lâng.

Đây là những biểu hiện cho thấy bạn đã dị ứng với loại quả này. Lúc này bạn nên ngừng sử dụng ngay và tốt nhất là nên đi gặp bác sĩ.

Ở một vài trường hợp, dị ứng này còn gây ra các tình trạng nghiêm trọng hơn, đôi khi dẫn đến tử vong. Một vài các triệu chứng nghiêm trọng như: sưng lưỡi; tắc nghẽn đường thở; tụt huyết áp; mất ý thức.

Dâu tây vào mùa ngon-bổ-rẻ, nhưng khi ăn nên nhớ kỹ điều này - 3

Lưu ý khi ăn dâu tây

Dù dâu tây có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu ăn uống sai cách, bạn có thể làm ảnh hưởng tới cơ thể của mình. Dưới đây là một số lưu ý khi ăn dâu tây:

- Không nên ăn dâu tây ngay trước và sau bữa ăn: Dâu tây chứa nhiều nước và chất xơ, do đó có thể ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Nên ăn dâu tây 1h trước bữa ăn và 2h sau bữa ăn.

- Không nên ăn quá nhiều dâu tây mỗi ngày: Những hạt nhỏ của dâu tây có thể gây ra tình trạng kích ứng tại niêm mạc dạ dày, do đó những người mắc bệnh dạ dày hoặc có tiền sử bệnh này không nên ăn quá nhiều dâu tây mỗi ngày.

- Khi ăn nên rửa sạch bởi quả dâu nằm trên mặt đất có thể bị nhiễm các loại vi khuẩn, bao gồm E.coli và nhiều loại ký sinh trùng khác.

- Nên ăn dâu vào buổi sáng: Tiêu thụ dâu tây vào khoảng 7-9h sáng sẽ giúp phát huy nhiều tác dụng nhất của loại quả này, bởi đây là thời điểm ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất.

- Nên ăn dâu tây trước khi đi ngủ: Các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất có trong dâu tây có tác dụng thư giãn tinh thần giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ. Bạn có thể ăn vài quả dâu tây hoặc một ly sinh tố dâu tây trước khi đi ngủ từ 30 phút đến 1h để có giấc ngủ ngon và tăng cường sức khỏe.

Nguồn: https://tienphong.vn/dau-tay-vao-mua-ngon-bo-re-nhung-khi-an-nen-nho-ky-dieu-nay-post1518150.tpo

Bài viết khác