Dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai ở nữ

Bệnh giang mai ở nữ giới cũng như các căn bệnh xã hội khác. Bệnh cũng được lây lan qua 4 con đường chính: qua đường tình dục, từ mẹ truyền sang con, qua đường máu và qua tiếp xúc với các vật dụng của người bệnh. Bệnh giang mai là căn bệnh khá nguy hiểm do Treponnama pallidum – một loại xoắn khuẩn gây ra và có khả năng lây lan rất nhanh. Bệnh có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, ở nữ giới, bệnh phát triển một cách âm thầm nên khó phát hiện hơn và thường nhầm lẫn với bệnh sùi mào gà. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả nghiệm trọng, có thể gây ra tổn thương không thể phục hồi ở các dây thần kinh, não, mô cơ, xương,…
Bệnh giang mai ở nữ giới được chia ra làm 3 giai đoạn phát triển, ở mỗi giai đoạn sẽ có những biểu hiện khác nhau cụ thể như sau.
Giai đoạn đầu
Giai đoạn đầu bệnh giang mai ở nữ sẽ bắt đầu sau khoảng 3 tuần (10 – 30 ngày) tiếp xúc với mầm bệnh. Các vết lở loét, săng giang mai (là những nót đỏ, tròn hoặc bầu dục, có viền đỏ, cứng, không gây đau) xuất hiện ở nơi đầu tiên tiếp xúc với mầm bệnh hoặc thường ở các nơi khó phát hiện như hậu môn, âm đạo, miệng, lưỡi,… và kéo dài từ 3 – 6 tuần thì tự biến mất. Điều này thường khiến người bệnh chủ quan không đi khám bác sĩ. Dẫn đến, bệnh âm thầm tiến triển và bước sang giai đoạn 2.
Giai đoạn 2
Giai đoạn 2 sẽ kéo dài từ 3 – 6 tuần. Cơ thể người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các nốt ban đỏ hoặc hơi hồng, tím. Các nốt ban này sẽ mọc đối xứng khớp người, nhất là ở lòng bàn tay và bàn chân nhưng cũng không khây đau đớn hay ngứa ngáy khó chịu và cũng không nổi trên bề mặt da. Khi dùng ngón tay ấn nhẹ vào nốt ban thì nốt ban sẽ biến mất.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác như: stress, đau đầu, sốt cao, nổi hạch và rụng tóc nhiều bất thường.
Tuy nhiên, cũng giống như giai đoạn đầu, những biệu hiện của bệnh giang mai ở nữ giai đoạn 2 này cũng sẽ tự biến mất đi khiến người bệnh tưởng rằng bệnh đã tự khỏi và âm thầm tiến sang giai đoạn tiềm ẩn để chuẩn bị chuyển sang giai đoạn cuối.
Bệnh lậu có 2 giai đoạn cấp tính và mãn tính. Bệnh lậu cấp tính là mới tái phát, nếu để lâu bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn mãn tính. Bệnh lậu mãn tính tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nhất. Hơn 90% bệnh lậu là do lây truyền qua…
Giai đoạn tiềm ẩn
Từ cái tên gọi của giai đoạn đã nói lên tất cả. Ở giai đoạn tiềm ẩn này, người bệnh không hề thấy có bất cứ dấu hiệu nào kì lạ xuất hiện và giai đoạn này có thể kéo dài trong nhiều năm. Vì vậy mà phần lớn người mắc bệnh giang mai khi đến giai đoạn này thường không nghi ngờ gì cả và cứ tưởng là bệnh đã hết hẳn hoàn toàn. Thêm vào đó là sự xấu hổ với căn bệnh xã hội này mà người bệnh hoàn toàn tin chắc là bệnh đã tự khỏi mà không biết rằng vi khuẩn giang mai lúc này đã ăn sâu vào trong máu của người bệnh.
Lúc này, nếu người bệnh không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiếp tục phát triển đến giai đoạn cuối nguy hiểm hơn.
Giai đoạn cuối
Khi giai đoạn tiềm ẩn kết thúc, bệnh giang mai đã chính thức chuyển sang giai đoạn cuối.
Ở giai đoạn cuối, bệnh có thể không có bất kì biểu hiện nào trong vòng 10 – 30 năm kể từ khi có biểu hiện bệnh đầu tiên. Bệnh cũng không còn khả năng lây nhiễm cho những người khác. Tuy nhiên người bệnh có thể phải chịu các tổn thương nghiêm trọng đến mắt, não, tim, gan, xương,… mà không thể phục hồi được, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh giang mai ở nữ giới thường diễn ra rất âm thầm qua từng giai đoạn khiến người bệnh chủ quan, những tưởng là mình không hề mắc bệnh mà không có bất kì biện pháp nào để hạn chế sự phát triển của căn bệnh cũng như có thể lây lan sang cho người bạn tình hoặc bạn đời. Do đó, những biểu hiện khi xuất hiện bệnh giang mai ở nữ giới đã trình bày ở trên là rất quan trọng mà các chị em cần biết để có thể phát hiện và điều trị kịp thời trước khi quá muộn.

Bài viết khác