5 BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH

Chức năng bảo vệ tự nhiên của da còn yếu, da trẻ rất dễ bị xây xát, tổn thương và nhiễm khuẩn. Dẫn đến da em bé thường gặp hàng loạt các vấn đề được trình bày dưới đây.
Rôm sảy
Đặc biệt vào mùa hè tới, hoa quả nóng ngập tràn, trán, ngực, lưng bé thường nổi nhiều nốt đỏ và cứng. Da sần sùi và bé thường cảm thấy ngứa ngáy, đau châm chích, nhất là lúc nóng nực và mồ hôi ra nhiều.
Em bé của mẹ rất dễ bị rôm xảy là vì tuyến mồ hôi bị bít kín làm mồ hôi tắc nghẽn, không thoát ra ngoài da, gây ra mụn nước.
Hăm da rất phổ biến
Vết hăm hình thành do da của bé bị ẩm ướt trong một thời gian dài, thiếu sự lưu thông của không khí là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn trong nước tiểu phát triển trên da của bé.
Khi trẻ bị hăm, hăm tã, mẹ cần dùng nước ấm sạch rửa vùng da bị hăm (mông, bẹn, ngấn cổ, ngấn tay, chân…) rồi thoa thuốc, phấn rôm cho bé.
Mảng cứt trâu
Đó là lớp gàu màu nâu xám, xuất hiện trên da đầu và lông mày, sau tai, hoặc trên cổ, má, và ngực. Hầu như các lớp mảng này sẽ biến mất sau tháng thứ 6 nếu được mẹ vệ sinh sạch sẽ.
Tuy nhiên nếu không được vệ sinh cẩn thận, “cứt trâu” đóng thành từng tảng dày bết vào chân tóc, khiến em bé ngứa ngáy. Em bé gãi có thể gây ra biến chứng nhiễm khuẩn nung mủ (chốc đầu), nổi đinh nhọt ở da đầu, vì cứt trâu chính là môi trường tốt cho vi khuẩn ngoài da phát triển.
Da của trẻ dễ bị kích ứng, dẫn tới viêm da
Trẻ bị viêm da khi có dấu hiệu mẩn đỏ, ngứa ngáy toàn thân hoặc một vùng da cục bộ nào đó, kèm theo là các dấu hiệu bị sốt.
Da trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất mỏng manh, cấu trúc chưa ổn định nên dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng. Hơn 90% các bệnh về viêm da ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn tấn công từ bên ngoài.
 

Bài viết khác