1. Cảm thấy tràn đầy năng lượng
Ảnh minh họa: Sohu
Nếu bạn ngủ đủ thời gian và ngon giấc, cơ thể sẽ được chữa lành hiệu quả. Sau đó, bạn tỉnh dậy với trạng thái tinh thần hứng khởi, đây là một biểu hiện đặc trưng của cơ thể khỏe mạnh, trẻ trung - tiền đề để sống thọ.
Giấc ngủ chất lượng giúp cơ thể phục hồi chức năng miễn dịch và nâng cao khả năng chống lại bệnh tật. Thời điểm bắt đầu và kết thúc quá trình sửa chữa chức năng miễn dịch ở các cơ quan của cơ thể không nhất quán. Gan tự hồi phục sớm hơn các nội tạng khác, bắt đầu vào khoảng 21h và kết thúc vào khoảng 0h giờ.
Thời gian phổi phục hồi tương đối muộn, bắt đầu vào khoảng hai giờ sáng và kết thúc vào khoảng 6h hôm sau. Nếu muốn cung cấp cho cơ thể những điều kiện phục hồi tuyệt vời, bạn nên đi ngủ trước 23h và thời gian nghỉ ngơi không ít hơn 7 tiếng. Nếu điều kiện cho phép, thời gian ngủ nghỉ có thể kéo dài đến 8 tiếng.
Nếu bạn không thể đảm bảo chất lượng giấc ngủ, cơ thể sẽ có biểu hiện lão hóa. Những người thường xuyên làm thêm giờ vào ban đêm và đi ngủ sau 0h sẽ khó thức dậy vào ngày hôm sau. Họ thường không còn năng lượng sau khi thức dậy.
Nguyên nhân do các cơ quan trong cơ thể không có cơ hội được tự sửa chữa tốt, biểu thị tình trạng kiệt sức. Và khi não thiếu oxy, chúng ta sẽ vô thức ngáp. Mức độ thiếu oxy càng lớn thì tình trạng ngáp càng xảy ra nhiều hơn.
2. Hiếm khi rụng tóc buổi sáng
Một số người sẽ thấy một ít tóc rụng trên gối khi thức dậy vào buổi sáng hoặc gặp phải tình trạng rụng tóc. Người còn trẻ, khỏe rụng tóc ít. Số lượng tóc rụng mỗi ngày không vượt quá năm mươi sợi.
Nhưng khi cơ thể mắc bệnh thận, bệnh về máu, tình trạng rụng tóc sẽ trầm trọng hơn. Nếu số lượng tóc rụng đặc biệt nhiều, tóc thưa thớt ở cùng một khu vực, hãy cảnh giác với tình trạng hói đầu. Mặt khác, người có mái tóc dài dễ bị rụng tóc hơn những người để tóc ngắn, vì khi tóc dài ra, nó có xu hướng trở nên giòn và dễ bị chèn ép, thắt nút, rối.
3. Móng tay hồng hào khi thức dậy buổi sáng
Người trẻ, khỏe mạnh thức dậy vào buổi sáng sẽ có gương mặt, lòng bàn tay và móng tay đều hồng hào.
Ngược lại, nếu có trở ngại trong quá trình vận chuyển máu hoặc tốc độ lưu thông máu tương đối chậm, cơ thể sẽ có một số triệu chứng. Khi đường kính của mạch máu nhỏ đi, tốc độ vận chuyển máu chậm lại hoặc không thể vận chuyển đến các chi xa như lòng bàn tay, móng tay sẽ nhợt nhạt, xỉn màu và mềm do thiếu dinh dưỡng.
4. Có cảm giác ngon miệng
Ảnh minh họa: Sohu
Nếu cơ thể trẻ, khỏe, bạn sẽ có cảm giác thèm ăn hơn sau khi thức dậy vào buổi sáng. Ăn ngon miệng là sự khẳng định chức năng tiêu hóa tốt. Chức năng tiêu hóa mạnh có thể đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể và giúp các cơ quan khác hoạt động tốt hơn. Nhưng, nếu thức ăn hôm qua không được tiêu hóa tốt thì ngày hôm sau bạn sẽ thấy đầy bụng và không muốn ăn.
Nguồn: https://ngoisao.vnexpress.net/4-dac-diem-vao-buoi-sang-bao-hieu-song-tho-4801050.html