Analgin được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng vào những năm 1920, có tác dụng hạ sốt và giảm đau, đã được sử dụng gần một trăm năm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số cuộc điều tra đã phát hiện ra rằng, thuốc Analgin gây ra nhiều phản ứng phụ như lên cơn hen, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn,… Ngoài ra, 1 số phản ứng phụ nguy hiểm hơn bao gồm sốc phản vệ, mất bạch cầu hạt. Phản ứng này thường xảy ra trong vòng nửa giờ sau khi uống thuốc, thời gian khởi phát tương đối nhanh, không can thiệp kịp thời có thể dẫn đến tử vong Ngay từ năm 1974, Thụy Điển đã rút toàn bộ các loại thuốc có liên quan đến Analgin ra khỏi thị trường, và đến năm 1977, Mỹ cũng tuyên bố về vấn đề này. Sau đó, hơn 30 quốc gia bao gồm Úc, Singapore và Pháp cũng đã áp dụng các biện pháp liên quan loại bỏ Analgin. 2. Ribavirin Ribavirin là một loại thuốc kháng vi-rút nucleoside phổ rộng. Vào những năm 1970, nhiều bệnh do vi-rút đã được điều trị bằng thuốc này. Tuy nhiên, ribavirin có tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm nhiễm độc gan, nhiễm độc máu và gây quái thai, có thể gây hại lớn cho toàn bộ cơ thể. Nó được liệt kê là thuốc mang thai loại X trên toàn thế giới, có nghĩa là phụ nữ mang thai không được sử dụng thuốc. Phụ nữ sau khi uống thuốc cũng nên tránh mang thai trong vòng 6 tháng, để không ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Đối với người bình thường, ribavirin cũng có nhiều phản ứng bất lợi, bao gồm tổn thương da, buồn nôn, dị ứng, giảm bạch cầu và suy giảm huyết sắc tố, thậm chí tổn thương gan trong những trường hợp nghiêm trọng. Mỹ, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác đã ra thông báo rằng, ribavirin có độc tính gây thiếu máu tán huyết và tác dụng phụ nghiêm trọng như gây dị tật thai nhi. Một số lưu ý khi dùng thuốc 1. Lưu ý khi mua thuốc Khi mua thuốc cần chú ý giải thích rõ ràng các triệu chứng và nhu cầu của bản thân, hoặc mua thuốc theo đơn của bác sĩ, đồng thời xem kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc khi mua. Không nên mù quáng chỉ mua một loại thuốc, hoặc tự kê đơn thuốc cho mình, dù là bệnh gì cũng cần theo sự hướng dẫn của người có chuyên môn. 2. Sử dụng thuốc hợp lý là rất quan trọng Lưu ý không được lạm dụng thuốc kháng sinh sau khi bị cảm, trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi không được tự ý dùng thuốc trị cảm tái phát, phụ nữ có thai và đang cho con bú cần thận trọng khi dùng thuốc. Ngoài ra, chú ý không nên trộn lẫn các loại thuốc khi dùng, dễ khiến chúng phản ứng với nhau, sinh ra một số tác dụng phụ. 3. Bảo quản thuốc phải hợp lý Các loại thuốc khác nhau nên được cất riêng, đặc biệt nếu có người già ở nhà, tốt nhất nên dán nhãn mục đích sử dụng của thuốc. Gia đình có trẻ em cần chú ý đặt hộp thuốc xa tầm tay trẻ em để tránh vô tình nuốt phải. 4. Thuốc bị biến chất cần phải loại bỏ Hộp thuốc cần được vệ sinh sạch sẽ, thuốc hết hạn sử dụng phải loại bỏ kịp thời để tránh những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe do vô tình uống phải. Viên bị ẩm, bong tróc, ố vàng, viên bao đường bị nứt, tan, đen, dính, biến dạng, chảy nước,.. phải bỏ đi ngay. Thuốc liên quan đến tính mạng, sức khỏe và sự an toàn của chúng ta, vì vậy không thể coi thường, việc dùng thuốc hằng ngày phải theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được mù quáng. Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/3-loai-thuoc-nay-khong-nen-uong-bua-bai-nhieu-nguoi-khong-biet-se-34-ruoc-hoa-vao-than-34-a605918.html