9 năm huyết áp cao: Đau đầu, choáng váng, ù tai suốt ngày đêm
Trước khi nghỉ hưu, cô Trần Ngọc Nga (70 tuổi, Đường Tạ Quang Bửu, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh) từng công tác tại 1 bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh. 9 năm nay, cô sống chung với huyết áp cao kèm rối loạn tiền đình nên cô thường xuyên bị đau nặng đầu, ù tai, đầu đảo đảo, không thể đi thẳng mà choạng (nghiêng) qua một bên.
Cô Nga chia sẻ: “9 năm trước, tôi đi khám sức khỏe ở bệnh viện phát hiện ra huyết áp cao. Tôi uống thuốc huyết áp đều đặn nên huyết áp thường 130 – 140 mmHg nhưng huyết áp trong ngày không ổn định, hay bị tăng đột ngột. Đặc biệt, những lúc lo lắng, căng thẳng hay có chuyện không vui bất ngờ ập đến là vọt lên hẳn 170 – 180 mmHg”.
Cô hóm hỉnh kể thêm: “Hay lắm nghen, huyết áp cao có thâm niên nên giờ chỉ cần thấy tai ù lớn là biết huyết áp tăng cao, tai ù nhỏ là huyết áp bình thường”.
Để trị chứng nặng đầu, choáng váng, ù tai, cô Nga đi khám và uống đủ loại thuốc nhưng bệnh không cải thiện là bao.
Cô Trần Ngọc Nga, 70 tuổi, Đường Tạ Quang Bửu, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh (Ảnh: NVCC)
9 năm trời, không dám tự chạy xe máy đi xa một mình vì sợ tăng xông (huyết áp cao)
Cô Nga than thở: “Tôi vẫn uống thuốc hạ áp đều đặn nhưng vẫn bị nặng đầu, choáng váng thường xuyên nên chỉ dám chạy xe vòng vòng gần nhà như đi chợ, đi siêu thị,...Trước đây, tôi hay tự chạy xe máy đi từ thiện, lễ chùa, thăm bạn bè cách cả chục cây số. Muốn đi đâu là tự chạy xe không phải phụ thuộc. Giờ mỗi lần muốn đi đâu xa cũng ngại, phải nhờ con chở. Chứ mướn xe ôm thì tốn kém, lương hưu có được nhiêu đâu”.
Ám ảnh, lo sợ về cảnh tai biến của ông thông gia: sống biết hôm nay mà chẳng biết ngày mai
Từng làm việc trong bệnh viện thành phố nên cô Nga biết rằng: “Thuốc hạ áp chỉ là giải pháp giúp hạ huyết áp nhanh nhờ tác động vào phần “ngọn”, tức là làm giảm nhịp tim, giãn mạch...để giảm áp lực lên thành mạch máu. Đó là lý do người huyết áp cao gần như phải dùng thuốc hạ áp cả đời, cứ dừng là huyết áp lại tăng vọt trở lại”.
“Đồng thời, theo thời gian, mạch máu yếu, máu không lưu thông được kéo theo hệ tim mạch “âm thầm” yếu dần đi từng ngày, từng giờ, từng phút. Những người bệnh như cô cảm nhận thấy rõ rệt được các triệu chứng ban đầu như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi,…”
Chứng kiến ông thông gia uống thuốc hạ áp đều đặn, không có biểu hiện gì. Nhưng tim và mạch máu não đã “âm thầm” bị tổn thương rồi bất chợt một ngày gặp tai biến nằm liệt giường, ăn uống vệ sinh hoàn toàn phải nhờ cậy con cháu.
Người huyết áp cao chỉ sử dụng thuốc hạ áp hàng ngày chưa đủ vẫn có nguy cơ bị tai biến
Chính vì vậy, cô thường xuyên tìm hiểu, hỏi han các biện pháp giúp hệ tim mạch của mình khỏe mạnh.