Những mẹo đơn giản này sẽ ngăn ngừa và "đánh bay" mùi hôi chân dễ dàng và nhanh chóng chỉ sau thời gian ngắn.
Loại bỏ vi khuẩn: Hầu hết vi khuẩn gây mùi hôi sinh sản dưới móng tay và các vùng da sần sùi như gót chân. Đừng quên làm sạch lòng bàn chân bằng đá bọt khi rửa chân, chăm sóc móng cẩn thận và cắt ngắn chúng.
Lau sạch các kẽ chân sau khi tắm rửa: Điều này giúp tránh chân bị ẩm ướt, nguyên nhân gây nhiễm nấm.
Ngâm chân bằng trà: Các chất tannin trong lá chè giúp diệt vi khuẩn, giảm mồ hôi. Công thức: Ngâm 3 muỗng cà phê lá chè trong 1 lít nước nóng, thêm 2 lít nước lạnh, sau đó ngâm chân trong 15-30 phút mỗi ngày.
Sử dụng giấm táo: Giấm táo cũng có tác dụng loại bỏ mùi hôi chân. Công thức: Trộn 0,5 lít giấm với 200 ml nước ấm, ngâm một miếng gạc trong dung dịch này và bôi lên chân trong 20 phút, rồi để da khô tự nhiên.
Sử dụng dầu oải hương: Ngoài việc giảm mùi, nó cũng có khả năng diệt khuẩn. Bạn có thể massage chân với 4 giọt dầu. Hoặc ngâm chân với hỗn hợp: 2 giọt dầu và 3-4 lít nước trong 10-15 phút.
Giặt sạch tất từ bên trong: Bằng cách này, các tế bào da chết và vi khuẩn ở tất sẽ bị loại bỏ kỹ hơn. Ngoài ra, tất không nên là sợi tổng hợp.
Khi ở nhà, bạn nên đi chân trần: Khi bạn đi lại, nếu đeo tất, vi khuẩn sẽ xâm nhập và phát triển ở môi trường ẩm ở tất.
Sử dụng thuốc chống mồ hôi chân: Chất chống nấm giúp giảm mồ hôi. Bạn nên bôi chúng vào buổi tối, sau khi tắm, để làm khô da.
Khử trùng giày: Giặt kỹ bên ngoài giày, ngâm dây và lót giày vào dung dịch chlorhexidine (khử trùng). Lau bên trong giày bằng bông gòn ngâm chlorhexidine.
Luôn giữ giày khô: Nếu giày của bạn bị ướt, hãy đặt một vài tờ báo vào bên trong để qua đêm, chúng sẽ hút độ ẩm trong giày. Hoặc bạn có thể sử dụng máy sấy tóc để làm khô giày.
Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu chân bạn không chỉ có mùi khó chịu mà còn bắt đầu ngứa và bong da, hãy đi khám bác sĩ. Đây có thể là triệu chứng của giun móc, nhiễm trùng hoặc bệnh nấm.