Hội chứng Down ở thai nhi

Bệnh Down ở trẻ không phải hiếm gặp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Chắc chắn mẹ nào cũng muốn sinh ra một em bé khỏe mạnh và bình thường. Chính vì vậy, để phòng tránh hội chứng Down ở thai nhi mẹ cần hiểu đúng về bệnh và làm đầy đủ xét nghiệm cần thiết khi mang thai.
Hội chứng Down ở thai nhi là gì?
Thai nhi có nguy cơ bị mắc hội chứng Down là do thừa một cặp nhiễm sắc thể 21. Thông thường, mỗi người có 46 nhiễm sắc thể, một nửa số này thừa hưởng từ cha, nửa kia thừa hưởng từ mẹ. Trẻ bị bệnh Down thường có 47 nhiễm sắc thể. Và chính bộ nhiễm sắc thể 21 dư ra phá vỡ sự phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ.
Mang thai ngoài 35 tuổi, thai nhi có nguy cơ bị Down cao
Theo nghiên cứu, phụ nữa ở tuổi 30 mang thai có nguy cơ gặp các vấn đề về nhiễm sắc thể là 1/1.000 ca. Với phụ nữ trên 35 là 1/400 ca. Mẹ càng cao tuổi thì nguy cơ thai thi mắc hội chứng Down càng cao. Khoảng 85-90% số thai nhi mắc bệnh down bị chết từ giai đoạn phôi.
Tuy nhiên, đó là những con số thống kê nguy cơ. Thực thế mặc dù hội chứng này có gia tăng nhưng nhiều phụ nữ nhóm tuổi này vẫn có thể sinh con khỏe mạnh vì chỉ có 3% trên tổng số trẻ sinh ra có khuyết tật bẩm sinh.
 

Bài viết khác