Khoai lang là một dạng ngũ cốc nguyên hạt, với thành phần dinh dưỡng chính bao gồm đường, protein, chất béo vi lượng, chất xơ, beta-carotene. Loại củ này không chứa nhiều calo, mỗi 100 gram khoai lang chứa khoảng 120 calo. Nó rất giàu protein, tinh bột, pectin, cellulose, cũng như các axit amin và nguyên tố vi lượng khác cần thiết cho cơ thể con người.
Ăn khoai lang có tác dụng cải thiện tình trạng mệt mỏi nói chung nếu bạn gặp vấn đề lá lách và dạ dày yếu. Tiêu thụ khoai lang hàng ngày vào bữa sáng trong thời gian dài, cơ thể sẽ có những thay đổi đáng kể, bao gồm:
Ảnh: Sohu
1. Tăng khả năng miễn dịch
Khoai lang rất giàu carotene, có tác dụng chống oxy hóa, không chỉ có thể trì hoãn sự lão hóa của da mà còn loại bỏ các gốc tự do dư thừa trong cơ thể. Ngoài ra, hàm lượng axit amin trong khoai lang rất cao, bổ sung cho cơ thể các axit amin cần thiết và tăng cường globulin miễn dịch, trực tiếp cải thiện khả năng miễn dịch, sức đề kháng, đồng thời ngăn chặn sự xâm nhập của virus, vi khuẩn bên ngoài.
2. Làm đẹp da
Thường xuyên ăn khoai lang vào bữa sáng có thể là cách tốt để duy trì nhan sắc và sắc đẹp. Axit chlorogen trong khoai lang giúp cơ thể ức chế sản xuất melanin, có tác dụng làm đẹp và tránh xuất hiện các đốm đồi mồi, tàn nhang.
3. Giảm cân
Nếu muốn giảm cân, bạn có thể ăn một ít khoai lang vào buổi sáng. Nếu tiêu thụ cùng một lượng, thì hàm lượng chất béo trong khoai lang chỉ bằng 1/4 của gạo. Ăn quá nhiều cơm trắng sẽ khiến bạn hấp thụ nhiều carbohydrate tinh chế, không tốt cho việc giảm cân. Trong khi đó, tinh bột ở khoai lang tốt cho việc ổn định cân nặng và đường huyết.
4. Ngăn ngừa bệnh tim mạch
Chất xơ và vitamin C trong khoai lang có thể làm giảm mức cholesterol trong máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Ngoài ra, flavonoid trong khoai lang còn góp phần vào nhiều chức năng sinh lý khác nhau như chống oxy hóa, kháng viêm và chống ung thư. Vì vậy, tiêu thụ khoai lang lâu dài vào bữa sáng có thể làm giảm cholesterol và ngăn ngừa bệnh tim mạch hiệu quả.
5. Điều hòa đường ruột, dạ dày
Các chất chuyển hóa của các cơ quan khác nhau trong cơ thể sẽ được đào thải ra ngoài trong khoảng thời gian tương ứng. Vào buổi sáng, nếu chức năng tiêu hóa yếu, hệ thống giải độc khó có thể hoạt động bình thường. Ăn khoai lang làm tăng chất xơ, kích thích ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và giảm bớt áp lực đại tiện.
4 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Người thường xuyên bị đầy hơi
Để ăn khoai lang một cách lành mạnh, bạn cần hiểu rõ những điều cấm kỵ có liên quan, nếu bạn thường bị đầy hơi thì trước tiên không nên ăn khoai lang. Nguyên nhân do ăn khoai lang sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, càng sinh hơi chướng bụng.
Người bị tiêu chảy
Đối với người bị tiêu chảy, quá nhiều chất xơ sẽ dễ làm tăng cường nhu động ruột, khiến tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.
Bệnh nhân tăng đường huyết
Bệnh nhân tiểu đường ăn quá nhiều đường có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao và gây ra hàng loạt biến chứng, trong đó khoai lang chứa rất nhiều đường. Tăng đường huyết có thể dẫn đến các biến chứng ở mắt, tim mạch, thần kinh và thậm chí là các biến chứng đe dọa tính mạng.
Người béo phì
Hàm lượng tinh bột trong khoai lang khá cao, sau khi được chuyển hóa thành đường sẽ dễ dàng tích trữ dưới dạng mỡ, càng khiến tình trạng béo phì trở nên trầm trọng hơn. Đối với người béo phì, ăn nhiều khoai lang có thể làm tăng tiết insulin, dẫn đến kháng insulin và ảnh hưởng đến cân bằng trao đổi chất của cơ thể. Vì vậy, những người béo phì nên ăn một lượng nhỏ khoai lang và chú ý kiểm soát lượng calo tổng thể.
Ăn bao nhiêu khoai lang trong một ngày là hợp lý?
Người bình thường nên ăn 150-200 gam khoai lang mỗi ngày để thu được những lợi ích sức khỏe mà loại củ này mang lại. Đối với người già và trẻ em, nên ăn khoảng 100 gam mỗi ngày.
Nguồn: https://ngoisao.vnexpress.net/dieu-gi-xay-ra-voi-nhung-nguoi-thuong-xuyen-an-khoai-lang-vao-bua-sang-4783121.html