Theo bác sĩ Nguyễn Văn Thắng (BV Đại học Y), bệnh nhiệt miệng là một bệnh thường gặp, có đến khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên.
Có đến khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên.
Nhiệt miệng có rất nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là chức năng miễn dịch bị suy giảm do căng thẳng, bệnh tật, ăn uống thiếu chất… tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây nhiệt miệng.
Cọ xát làm tổn thương niêm mạc (đánh răng hay ngậm phải vật sắc nhọn như đũa, dĩa, xương…) hoặc vô tình cắn vào bên trong môi, má, làm rách niêm mạc miệng.
Rối loạn bài tiết bên trong, do dị ứng với thuốc và thực phẩm cũng có thể dẫn đến nhiệt miệng. Người ăn quá nhiều chất béo, đồ cay, nóng… gây nóng trong người và dẫn tới nhiệt miệng. Ngoài ra, những ngày nắng nóng, thời tiết bên ngoài kèm một số thực phẩm mùa hè dễ gây nhiệt, dẫn đến lở miệng là điều khó tránh khỏi.
Người bị nhiễm một số loại vi khuẩn và nấm, làm mất cân bằng sinh học trong cơ thể, dẫn đến nhiệt miệng.
Nên dùng nước muối ấm súc miệng để rửa sạch vi khuẩn.
Người bị suy giảm chức năng gan, gan suy yếu hoặc bị tổn thương, dẫn đến không lọc được hết độc tố có hại như asen hay chì. Các độc tố này sẽ tích tụ lâu ngày ở niêm mạc miệng, gây nhiệt miệng; Người bị thiếu hụt sắt, vitamin C, kẽm và vitamin B12… dẫn đến nhiệt miệng.
Bệnh có nhiều thể khác nhau nhưng thường tiến triển thành đốm đỏ hay vết sưng sau đó bị loét ra. Các vết loét do nhiệt miệng thường có hình bầu dục màu trắng hay màu vàng, có biên giới viêm đỏ, rất đau đớn. Đặc biệt nếu không được chăm sóc đúng cách dễ dẫn đến viêm cấp, tấy đỏ, rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ảnh hưởng đến việc ăn uống. Trẻ em bị nhiệt miệng thường khó chịu, quấy khóc và biếng ăn, miệng chảy nhiều nước dãi. Thậm chí, nếu vết viêm loét nặng thì trẻ có thể bị sốt, đi kèm nổi hạch cổ, nướu răng bị sưng và chảy máu.
Thông thường những loại viêm loét nhẹ chỉ cần vệ sinh răng miệng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung vitamin nhóm B là khỏi trong vòng 10 ngày. Nhưng đôi khi có những nhiễm trùng nặng như áp xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, bên hầu kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần phải cấy máu nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết và phải làm kháng sinh đồ.
Một số cách chữa nhiệt miệng tại nhà:
Súc miệng để rửa sạch vi khuẩn: Bạn có thể tự làm nước súc miệng tại nhà bằng nước muối ấm pha loãng, súc miệng trong 10 -15 giây và thực hiện đều đặn mỗi ngày để cải thiện tình trạng.
Uống bột sắn dây ngày 2 lần sẽ giúp bạn giảm đau rát và mau khỏi trong trường hợp bị bệnh nhiệt miệng độ nhẹ.
Để điều trị, bạn cần uống vitamin C liều cao, B2. Vitamin A cũng rất tốt vì giúp cơ thể tái tạo niêm mạc nên chóng khỏi bệnh.
Ăn nhiều rau cải xanh hoặc cải bắp, uống nước cam, chanh.
Uống bột sắn dây ngay khi có triệu chứng nhiệt miệng sẽ khiến tình trạng nóng trong được giải quyết.
Bạn nên nấu nước rau má, rau ngô uống hằng ngày thay cho nước lọc và phải uống đủ 1,5-2l/ngày.
Kiêng nước đá lạnh.
Khi ăn xong súc miệng ngậm nước muối ấm pha loãng.
Hạn chế ăn các loại gia vị cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu… nên ăn nhạt.
Để ngăn ngừa nguy cơ nhiệt miệng, bạn cần tránh làm tổn thương niêm mạc miệng khi đánh răng hay ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi điều độ để tránh strees. Ngoài ra, cần vệ sinh răng miệng tốt để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng.
Ăn nhiều rau xanh và hoa quả là cách phòng bệnh nhiệt miệng hữu hiệu.
Trong những ngày nóng, dù có cảm thấy cơ thể mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng cũng cần phải đảm bảo đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nên ăn các món luộc, rau, củ, quả và trái cây... Hạn chế ăn đồ xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước, bổ sung vitamin bằng các loại rau quả tươi. Nếu bị nhiệt miệng nặng, gây đau đớn nhiều hoặc tái phát nhiều lần cần phải đến cơ sở y tế để khám và điều trị dứt điểm.
Nguồn: https://tienphong.vn/cach-xu-ly-nhiet-mieng-tai-nha-cuc-don-gian-post1628741.tpo