Dấm táo
Pha dấm táo với tỷ lệ 1 phần dấm, 3 phần nước để súc miệng. Cứ cách 2 tiếng thì súc miệng một lần và mỗi lần từ 3-5′. Khi các triệu chứng của viêm họng đã giảm thì chúng ta cũng sẽ giảm số lần súc miệng xuống và cứ tiếp tục duy trì như vậy cho đến khi khỏi bệnh.
Nước muối ấm
Bệnh viêm họng chủ yếu do các vi khuẩn gây ra nên việc làm sạch khoang miệng và vòm họng có vai trò quan trọng trong việc điều trị chứng viêm họng. Nước muối nên pha vừa miệng, sau khi súc sạch khoang miệng nên ngửa cổ ra sau để nước muối xuống họng. Bạn có thể sử dụng 3-4 lần một ngày, và mỗi lần nên ngậm khoảng 30s.Vỏ xoài và nước lọc
Pha 10ml nước vỏ xoài với 125ml nước lọc đun sôi để nguội dùng để súc miệng hàng ngày. Đây cũng là một cách đơn giản mà ít người biết để có thể giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh viêm họng như ho, khàn tiếng, đau rát cổ họng…
Trà, mật ong và một chút chanh
Mật ong và trà thực sự là hai loại thảo dược “thần kỳ” có tác dụng làm giảm các cơn đau họng một cách nhanh chóng. Nhớ là bạn hãy thưởng thức chúng khi còn nóng và cảm nhận sự ấm nóng, chát ngọt lan tỏa xuống cổ họng một cách đầy dễ chịu.
Bạn có thể thay bằng nước chanh nóng, kết hợp với một chút mật ong nếu sợ dùng trà sẽ gây mất ngủ. Ngoài ra, chanh tươi và muối cũng là một vị thuốc trị viêm họng hữu hiệu. Chanh tươi thái lát, ngậm cùng với một vài hạt muối sẽ giúp cải thiện tình trạng đau rát cổ họng.
Bên cạnh đó, trà gừng và mật ong cũng là giải pháp hữu hiệu được khuyên dùng. Bạn cũng có thể ngậm gừng với mật ong bằng cách giã dập gừng, sau đó lấy một thìa mật ong trộn với gừng và ngậm. Sau đó hãy từ từ nuốt, cổ họng của bạn chắc chắn sẽ dịu đi.
Lá húng chanh
Không chỉ là một loại rau thơm rất quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, lá húng chanh còn là một vị thuốc nam được sử dụng rất phổ biến.
Theo đông y, lá húng chanh có mùi thơm, vị cay, tính ấm, có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm và sát khuẩn. Chính vì vậy, lá húng chanh có thể trị viêm họng, ho, khàn tiếng, thậm chí còn có thể giải cảm cũng rất tốt.
Bạn hãy lấy 30g lá húng chanh tươi, rửa sạch, sau đó cho một chút muối vào, nhai dập và nuốt dần cho nước thấm vào các niêm mạc tổn thương của vùng họng.
Cũng với liều lượng lá húng chanh trên, chúng ta rửa sạch, thái nhỏ cho vào một chiếc bát. Cho tiếp vào 20g đường phèn rồi đem chưng cách thủy, với khoảng thời gian là 20′. Sau đó chúng ta chắt lấy nước và uống từ từ. Với các liệu trình trên, người bệnh viêm họng nên sử dụng trong khoảng thời gian từ 3-5 ngày, mỗi ngày 3 lần.