Đan sâm – Nuôi dưỡng phục hồi tổ chức gan, tăng hiệu quả ức chế virus, phục hồi xơ gan
Theo tài liệu cổ, Đan sâm quy kinh Tâm (tim) và Can (gan), có tác dụng thông huyết mạch trục, huyết cũ sinh huyết mới. Với những người bệnh viêm gan, xơ gan Đan sâm có tác dụng tăng lưu thông máu trong gan, chống viêm gan, loại huyết xấu sinh huyết mới. Do đó có khả năng làm giảm sưng to gan và lách, đồng thời nuôi dưỡng phục hồi tổ chức gan, tăng hiệu quả ức chế virus, kéo dài tỷ lệ sống của tế bào gan trong điều kiện thiếu oxi (rất tốt cho người gan kém và gan xơ). Ngoài ra còn giúp giảm triglyceride (mỡ gan), giảm vàng da mắt, mề đay mẩm ngứa, men gan cao.
Nghiên cứu tác dụng dược lý của Đan sâm theo Y học cổ truyền và hiện đại
Nghiên cứu Thiềm Tây Trung Y 1980, dùng Đan sâm trị 104 ca viêm gan cấp, tỷ lệ khỏi 82,7% tổng số có kết quả 97%. Đan Sâm có tác dụng làm nhỏ gan, cải thiện lưu thông máu ở gan, điều tiết tổ chức gan, kháng virus.
Theo nghiên cứu và báo cáo Trung Tây Y kết hợp 1984, dùng Đan sâm điều trị viêm gan mãn sau 2-3 tháng phục hồi bình thường.
Theo Dược học cổ truyền Đại học Dược Hà Nội, dùng đan sâm cho các trường hợp gan lách sưng to, trị bệnh huyết hấp trùng (viêm gan siêu vi) đều có hiệu quả.
Virus viêm gan B
Đan sâm – thảo dược cho bệnh gan
Liên quan tới loại cây này, Bs Y học cổ truyền Phạm văn Hòa, Đại Học Y Huế, Nghiên tại Úc cho biết: “Trong Đan sâm, có các hoạt chất có tác dụng sinh học chính gồm: Tanshinon I, II, cryptotanshino. Đan sâm còn được dùng với dạng dịch chiết truyền tĩnh mạch. Phương pháp này, được áp dụng trong nghiên cứu lâm sàng trên những bệnh nhân viêm gan cấp, viêm gan mạn, suy thận, bệnh mạch vành, bệnh lý mạch máu não, xơ cứng bì, ung thư lympho… đều cho những kết quả điều trị tốt. Tại Việt Nam, cây đan sâm còn có tên là Huyết sâm, Đơn sâm, được bào chế có tác dụng ức chế sự phát triển của virus viêm gan B, C, nhuận gan, lợi mật, chống viêm. Lợi tiểu, thải độc, giảm sưng, điều tiết phục hồi tổ chức gan tổn thương”.
TTND.PGS.TS Trần Quốc Bình (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương) chia sẻ: “Đan sâm theo Y học cổ truyền có tác dụng hoạt huyết, tăng cường lưu lượng tuần hoàn cho gan, và tăng cường lưu lượng tuần hoàn chung của cơ thể. Làm cho gan hấp thu dinh dưỡng và tuần hoàn máu tốt hơn. Buổi tối máu về gan rất nhiều, gan có chức năng tàng huyết và có rất nhiều các chức năng như cầm máu, đông máu, tiền sinh tố K. Do đó việc sử dụng Đan sâm là rất tốt cho gan, giúp nuôi dưỡng chức năng gan, nuôi dưỡng tế bào gan hiệu quả hỗ trợ đẩy lùi virus và phục hồi xơ gan”.