Nhìn bằng mắt thường, lạc đỏ và lạc trắng có sự khác biệt khá lớn ở hình thức bên ngoài. Lạc trắng có lớp vỏ lụa mỏng hơn, màu hồng nhạt, hạt to và đầy đặn hơn. Trong khi đó, lạc đỏ có kích thước nhỏ hơn, lớp vỏ lụa dày và màu đỏ đậm. Bên cạnh sự khác nhau về hình dạng, lạc đỏ và lạc trắng cũng có chút khác biệt về thành phần dinh dưỡng.
Sự khác biệt về dinh dưỡng giữa lạc trắng và lạc đỏ
Lạc đỏ là giống được trồng chủ yếu trên một số tỉnh vùng núi phía Bắc. Hạt lạc khi trồng trên các vùng đất này mới cho có độ rắn chắc, vị bùi, béo, ngậy thơm. Trong khi đó, lạc trắng được trồng phân bố rộng khắp trên cả nước, từ Bắc đến Nam.
Nhìn chung, lạc trắng và lạc đỏ đều có giá trị dinh dưỡng cao, có sự khác biệt nhưng không loại nào hoàn toàn ưu việt. Mỗi món ăn bạn có thể chọn loại phù hợp để nấu cho đúng vị hơn.
Lạc đỏ với lớp vỏ lụa dày và màu đỏ đậm rất giàu sắt, ngoài ra chúng còn giàu axit amin và khoáng chất. Vì vậy chúng được xem là loại thực phẩm giúp bổ máu, dưỡng khí. Loại thực phẩm này rất tốt cho phụ nữ để bồi bổ khí huyết. Vì giá trị dinh dưỡng tập trung rất nhiều ở vỏ lụa, nên khi ăn bạn lưu ý giữ lại lớp vỏ này, không nên bóc bỏ đi.
Trong khi đó, lạc trắng lại rất giàu axit béo không no và axit amin. Ngoài ra hàm hàm lượng canxi cũng cao hơn lạc đỏ, rất thích hợp cho người già và trẻ em. Vì loại lạc này có hàm lượng dầu cao hơn, nên chúng thường được sử dụng để ép dầu (dầu đậu phộng) hay làm bơ (bơ đậu phộng). Ngoài ra lạc trắng có độ giòn, vị bùi nên có thể sử dụng cho các món chiên, rang, nộm…
Còn lạc đỏ thì có chút vị ngọt nơi đầu lưỡi. Lạc càng mới thì độ ngọt càng cao. Vì vậy, loại này thường sử dụng cho các món cháo, hầm. Ngoài ra, lạc đỏ có độ rắn chắc, giòn, bùi béo nên hoàn toàn có thể sử dụng cho các món ăn thông thường như rang, chiên, và các món ăn vặt khác.
Lý do bạn nên ăn lạc thường xuyên hơn trong mùa lạnh
Ảnh minh họa
Ngăn ngừa rủi ro đột quỵ
Lạc là một nguồn giàu chất chống ô xy hóa và khoáng chất nên làm giảm nguy cơ đột quỵ và các vấn đề về tim khác. Chất tryptophan trong đậu phộng cũng chống lại chứng trầm cảm. Do đó lạc có thể giúp bạn ngừa đột quỵ.
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Lạc có sự hiện diện của mangan, là khoáng chất có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất béo và carbohydrate, sự hấp thụ canxi và điều chỉnh lượng đường huyết. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng một khẩu phần ăn có lạc có thể làm giảm 21% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đây là tin tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường. Nếu bạn có người nhà bị bệnh tiểu đường, hãy khuyên họ dùng lạc theo liều lượng cho phép.
Giảm thấp cholesterol
Lạc vị ngọt tính bằng, giúp khỏe tỳ và dạ dày, nhuận phổi hóa đờm, ích khí chặn máu, dùng hợp với những người có tỳ hư giảm béo, ăn ít thiếu sức, ho khô có đờm, phụ nữ không đủ sữa sau khi sinh. Chất béo trong lạc có thể làm cho cholesterol trong gan phân giải thành acid dịch mật, thúc đẩy bài tiết đào thải phân ra ngoài, từ đó giảm thấp hàm lượng cholesterol để phòng ngừa xơ vữa động mạch.
Giữ ấm dạ dày
Lạc có tác dụng dưỡng dạ dày, ấm dạ dày, đặc biệt có thể chống đau dạ dày sau khi tiết trời sương giá, vì vậy vào những lúc thời tiết như thế này nên lựa chọn một số thực phẩm giữ ấm dạ dày như lạc, bí đỏ, khoai lang, cà rốt, bắp cải vv.
Trì hoãn lão hóa
Hàm lượng acid amin và protein cao trong lạc còn giúp nâng cao trí nhớ, trì hoãn lão hóa. Chất VE hàm chứa trong lạc có thể làm chậm tế bào lão hóa và tăng cường chức năng gan giải độc.
Chống loãng xương
Trong hạt lạc cũng có chứa một lượng nhỏ canxi và vitamin D. Cả hai chất này hợp tác với nhau giúp tăng cường sức khỏe của xương, bao gồm cả tốt cho sức khỏe của răng.
3 lưu ý cần tuyệt đối tránh với khi ăn lạc
Ảnh minh họa
- Không nên ăn lạc mốc. Bởi lạc mốc có chứa độc tố aflatoxin. Độc tố này có thể gây ngộ độc thực phẩm trực tiếp và là chất gây bệnh ung thư. Do đó, nên cảnh giác khi ăn lạc và các sản phẩm từ lạc, phải bảo đảm chọn đúng sản phẩm an toàn.
- Lạc là loại ngũ cốc dễ gây dị ứng, vì vậy những người bị dị ứng cần cảnh giác khi ăn. Các triệu chứng bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, phù mạch (sưng), cấp tính đau bụng, chàm dị ứng trầm trọng, hen suyễn, và trong trường hợp xấu nhất là sốc phản vệ.
- Người có thể hàn, tiêu chảy không ăn lạc: Hạt lạc tốt nhưng nếu bạn dùng quá liều có thể gây tiêu chảy, hoặc khiến mắt, miệng, hoặc mũi bị khô. Người nhuận tràng, đại tiện lỏng do hàn thấp ứ trệ, không nên dùng lạc.
Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/bat-ngo-khac-biet-giua-cong-dung-cua-lac-do-va-lac-trang-nen-chon-an-theo-cach-nay-de-phong-benh-va-keo-dai-tuoi-tho-17223121911171185.htm