Những điều cần biết về hội chứng kém hấp thu

Tình trạng cơ thể không hấp thu được dưỡng chất, vitamin và các chất khoáng từ thực phẩm được gọi là hội chứng kém hấp thu.
Hội chứng này có thể chuyên biệt với một trong số các chất protein, lipid, vitamin…hoặc có thể xảy ra với tất cả các chất. Người mắc phải hội chứng này dù ăn bao nhiêu thì cơ thể vẫn bị thiếu chất, dẫn đến nhiều bệnh lý về sức khỏe khác nhau.
 
Dấu hiệu nhận biết
Biểu hiện rõ rệt nhất của hội chứng kém hấp thu là tình trạng tiêu chảy. Ngoài ra, còn có các triệu chứng liên quan tới tiêu hóa khác như: đầy bụng, khó tiêu, táo bón, phân thay đổi (sống, mỡ, nhạt màu…).
Bệnh có thể làm suy giảm trạng thái thần kinh, làm giảm khả năng tập trung hoặc gây trầm cảm. Ngoài ra, các tình trạng chuột rút, yếu cơ, xuất hiện các vết bầm tím, da khô, tóc khô, gãy rụng, thị lực giảm vào ban đêm cũng là biểu hiện khác của hội chứng hấp thu kém. Đặc biệt, người bệnh thường dễ thấy mệt mỏi, sụt cân, thể chất phát triển chậm vì thiếu chất dinh dưỡng.
 
Nguyên nhân hội chứng kém hấp thu
Hội chứng kém hấp thu là hậu quả của hơn 100 tình trạng khác nhau, hầu hết đều là các tình trạng hiếm gặp. Đó cũng là lý do vì sao người bệnh không thể xác định chính xác nguyên nhân gây hội chứng này.
Những nguyên nhân hay gặp nhất là:
 
– Chế độ ăn không đủ dinh dưỡng
 
– Hệ vi sinh vật đường ruột bị mất cân bằng, thiếu hụt lợi khuẩn trầm trọng.
 
– Rối loạn dung nạp lactose
 
– Dư thừa lớp màng nhầy bao phủ niêm mạc ruột
 
– Dị ứng thức ăn
 
– Đường ruột nhiễm ký sinh trùng: sán, amip…
 
– Uống nhiều rượu, sử dụng thuốc kháng axit, thuốc nhuận tràng…
 
Thuốc kháng axit, thuốc nhuận tràng là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng hấp thu kém
 
– Táo bón, tiêu chảy kéo dài
 
– Ảnh hưởng của phẫu thuật, xạ trị, cắt ngắn ruột…
 
– Các bệnh liên quan đến gan, mật, tụy
 
– Các bệnh của đường tiêu hóa như viêm túi thừa, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn…
 
– Bệnh HIV-AIDS
 
 

Bài viết khác