Nguyên nhân gây ngứa ở phụ nữ mang thai

Theo thống kê, có hơn 14% bà bầu  bị ngứa khi mang thai, thường là bắt đầu vào tháng thứ 2. Một số thai phụ bị ngứa ngáy và nổi ửng đỏ ở lòng bàn tay, lòng bàn chân , một số khác lại bị chứng ngứa đi kèm với dấu hiệu phát ban toàn thân. Hiện tượng ngứa có thể gia tăng lúc vào thời điểm lúc mẹ vừa tắm xong hoặc trước khi đi ngủ.
 
 
Tuy hiện tượng ngứa không gây nguy hiểm nhưng lại làm cho mẹ bầu vô cùng khó chịu, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Tình trạng bị ngứa khi mang thai xảy ra do nhiều nguyên nhân như sau:
– Do sự gia tăng hoocmon Estrogen khi mang thai. Dấu hiệu này có thể biến mất tự nhiên sau khi sinh.
– Mẹ bị viêm nang lông trong thai kỳ: Chứng bệnh này thường khởi phát vào khoảng quý III của thai kỳ. Dấu hiệu đi kèm là xuất hiện những sẩn mủ ở nang lông và gây ngứa.
– Thai phụ mắc chứng ứ mật trong gan (mật kém lưu thông) cũng có thể bị khô da và ngứa. Mẹ lưu ý chứng bệnh này có thể đi kèm dấu hiệu khác như mất cảm giác thèm ăn, buồn nôn, mệt mỏi, thậm chí là vàng da nữa nhé.
– Mẹ bị viêm da bọng nước: Chứng bệnh này xuất hiện khoảng tuần thứ 20-21 của thai kỳ. Lúc đầu, mẹ có thể thấy những mảng mề đay, mụn nước mọc quanh rốn, đùi  và không thể tránh khỏi cảm giác ngứa ngái xung quanh các vùng da bị biến đổi này. Sau đó, những mụn nước này lan sang những bộ phận khác như bụng, lưng, bàn tay, bàn chân…
– Việc bà bầu có tiền sử da khô, mắc chứng chàm bội nhiễm hoặc bị dị ứng thức ăn cũng khiến mẹ cảm thấy bị ngứa ngái khó chịu
– Ngoài ra, một số nguyên dẫn đến hiện tượng ngứa: Mẹ bị đổ mồ hôi nhiều; mắc bệnh trĩ  có thể gây ngứa hậu môn; hoặc mẹ bị rạn da quá mức sẽ dẫn đến việc bị ngứa và những vết rạn ở bụng, ngực, mông, đùi…

Bài viết khác