Mắc bệnh tổ đĩa có nguy hiểm không ?

Tổ đỉa là một căn bệnh ngoài da rất phổ biến, khi mắc bệnh thường khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy. Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng và phức tạp, được xác định là do một số tác nhân và yếu tố dễ gây bệnh hình thành như: 
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa :
+ Dị ứng với hóa chất trong sinh hoạt, trong nghề nghiệp như xăng dầu, xà phòng, xi măng.
+ Do nhiễm khuẩn trong khi tiếp xúc với bùn đất, nước bẩn hay gặp nhất là do liên cầu trùng trong thể tổ đỉa mưng mủ
+ Do dị ứng với nhiễm nấm ở kẽ chân
+ Do thay đổi thời tiết theo mùa
+ Do ảnh hưởng của ánh sáng và nóng ẩm.
 
Những yếu tố sau đây có thể thúc đẩy tình trạng bệnh khởi phát hoặc nặng hơn:
+ Yếu tố tại chỗ: chất tẩy rửa, xà phòng, dung môi, giày dép chật, chất liệu da, đổ mồ hôi nhiều…
+ Yếu tố trong không khí: khói thuốc, lông chó mèo, đất bùn, mạt bụi nhà…
+ Nhiễm trùng (tụ cầu vàng)
+ Thực phẩm gây dị ứng:  hải sản, trứng, thịt gà, bò, đậu phộng, đậu nành, đồ lên men, tinh bột…
 
Mắc bệnh tổ đĩa có nguy hiểm không ?
Cũng như bệnh eczema, việc điều trị bệnh tổ đĩa thường khó khăn do có sự kết hợp giữa yếu tố nhiễm khuẩn và dị ứng. Đa phần các triệu chứng bệnh thường khỏi sau 2-4 tuần không để lại biến chứng gì nhưng chúng lại tiến triển dai dẳng và dễ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Nếu tái phát nhiều, có thể gây loạn dưỡng móng, móng bị hỏng, mất độ bóng, sần sùi, dày và đổi màu.
Cũng không ít trường hợp bệnh nhân chà xát, gãi ngứa nhiều hoặc dùng kim chích nặng khiến các mụn nước vỡ gây sưng tấy, nổi hạch kèm theo sốt. Cũng có thể bội nhiễm vi khuẩn gây ra các mụn mủ, vảy tiết, nếu nặng hơn có thể khiến mô tế bào bị viêm, viêm hạch bạch huyết,…
Do đó, khi mắc bệnh bạn cần tránh nặn, chọc lễ mụn hay bóc vảy, cào gãi và chú ý vệ sinh da sạch sẽ; Tránh tiếp xúc với các tác nhân khiến bệnh phát sinh nặng hơn như: xăng dầu, mỡ, xà phòng, hóa chất, thuốc tẩy rửa. Có thể ngâm rửa tay chân với thuốc tím pha loãng 1/10.000; chấm thuốc BSI 1 – 3% khi chỉ có mụn nước,… để khắc phục những tổn thương do bệnh tổ đĩa gây ra hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, có thể uống thuốc chống dị ứng, uống thuốc kháng dị ứng và chống ngứa, dùng kháng sinh, bôi thuốc sát khuẩn,… Cần lưu ý trước khi dùng thuốc nên tham khảo ý kiến bác sĩ và dùng theo đúng chỉ định.
 
 

Bài viết khác