Cách chữa táo bón hiệu quả nhất cho bé ( Phần 1)

Ngày nay, táo bón ở trẻ em và trẻ sơ sinh là một vấn đề rất phổ biến. Đặc trưng của táo bón ở trẻ em và trẻ sơ sinh thường là đi tiêu không thường xuyên hoặc phân cứng và khô. Chứng táo bón đang gây ra cho con bạn rất nhiều phiến toái và đau đớn. Vậy cách chữa táo bón hiệu quả nhất cho bé sớm thoát khỏi tình trạng trên là gì? 
Nhiều yếu tố khác nhau có thể dẫn đến chứng táo bón ở trẻ em. Nguyên nhân phổ biến bao gồm luyện tập đi vệ sinh sớm và những thay đổi trong chế độ ăn uống. May mắn thay, hầu hết các trường hợp táo bón ở trẻ em chỉ là tạm thời.
Khuyến khích con thay đổi chế độ ăn uống đơn giản, chẳng hạn như ăn nhiều trái cây và rau quả giàu chất xơ và uống nhiều nước trong một thời gian dài để làm giảm táo bón. Nếu bác sĩ chấp thuận, đôi khi táo bón ở trẻ em cũng có thể được điều trị bằng thuốc nhuận tràng.
Các dấu hiệu và triệu chứng của táo bón ở trẻ em bao gồm:
– Đi tiêu không tới 3 lần/tuần
– Phân cứng, khô và rất khó khăn khi thải ra ngoài
– Đau bụng trong khi đi tiêu
– Đau bụng – Buồn nôn
– Dấu vết của phân lỏng giống như đất sét dính trong đồ lót của trẻ
– một dấu hiệu cho thấy phân được giữ lại trong trực tràng.
– Máu trên bề mặt của phân cứng Nếu con bạn sợ rằng khi đi vệ sinh sẽ bị đau, bé có thể cố gắng để tránh điều đó. Cha mẹ có thể nhận thấy con của mình bắt chéo chân, siết chặt mông, xoắn cơ thể trong suốt quá trình đi toilet.
Khi nào nên đưa con đi gặp bác sĩ
Táo bón ở trẻ em thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, táo bón mãn tính có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Đưa con bạn đến gặp bác sĩ nếu táo bón kéo dài hơn hai tuần hoặc được kèm theo các triệu chứng sau:
– Xuất hiện các cơn sốt
– Buồn nôn, ói mửa
– Máu trong phân
– Trướng bụng
– Sụt cân
– Xuất hiện các vết nứt da gây đau đớn xung quanh hậu môn (vết nứt hậu môn)
– Lòi trĩ ra khỏi hậu môn (sa trực tràng)

Bài viết khác