Từ xưa giấm thiên nhiên được sử dụng để phục vụ cho sức khỏe con người lẫn ẩm thực. Giấm được chế biến từ nhiều loại khác nhau như gạo, nếp, chuối, ngũ cốc... Tuy là tốt nhưng không nên ăn quá nhiều giấm táo có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm:
1. Gây chứng liệt dạ dày (gastroparesis), do giấm táo làm giảm tốc độ thực phẩm rời khỏi dạ dày để đi vào đường tiêu hóa chậm hơn. Điều này làm chậm sự hấp thu thức ăn vào máu.
2. Gây khó chịu đường tiêu hóa, do acid acetic có thể làm giảm sự thèm ăn và thúc đẩy cảm giác no đầy làm giảm lượng calo cần thiết.
3. Giảm nồng độ K và gây loãng xương, một người phụ nữ 28 tuổi tiêu thụ 8oz (khoảng 250ml) giấm táo pha loãng trong nước mỗi ngày liên tục trong sáu năm. Cô đã được đưa vào bệnh viện với nồng độ kali thấp, nhiều chỉ số sinh hóa máu trở nên bất thường và còn bị loãng xương nặng, các bác sĩ điều trị tin rằng liều lớn giấm táo dẫn đến các khoáng chất bị phân hủy và mất canxi trong xương.
4. Làm hư men răng, acid mạnh trong giấm có thể gây xói mòn răng. Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy giấm làm mất đến 20% các khoáng chất của răng sau 4 giờ.
5. Rát cổ họng, giấm được xem là một "chất ăn da mạnh", ăn nhiều quá sẽ gây cảm giác như bỏng rát ở niêm mạc cuống họng. Người loét dạ dày không nên dùng.
Sử dụng giấm táo tốt nhất theo cách sau:
Bắt đầu với một lượng nhỏ và dần dần tăng đến tối đa là 2 muỗng canh (30ml) mỗi ngày, tùy thuộc vào khả năng chịu đựng của từng người. Không có liều chính xác cho tất cả. Giảm thiểu tiếp xúc với răng bằng cách pha loãng giấm với nước và nên dùng ống hút.