Ăn quá nhiều những thực phẩm này sẽ nguy hiểm

Bơ là một thứ quả rất tốt cho sức khỏe, chúng giàu chất xơ và chất béo tốt giúp hạ cholesterol xấu. Hầu hết các loại thực phẩm sẽ gây tăng cân nếu bạn ăn quá nhiều, nhưng bơ có khả năng làm tăng cân hơn hẳn các loại trái cây khác. Một quả bơ trung bình chứa khoảng 227 calo, thế nên chỉ ăn 1/5 quả để duy trì cân nặng. Phụ nữ trung bình cần nạp 2.000 calo mỗi ngày, trong khi đàn ông cần 2.800 calo, vì vậy chỉ 2 quả bơ là đã chiếm khoảng 1/4 lượng calo người trung bình cần.

Cà rốt

Cà rốt chứa đầy vitamin, khoáng chất và chất xơ rất tốt cho sức khỏe. Nhưng trong cà rốt chứa beta-carotene, phân tử tạo nên màu cam sáng nên khi ăn quả nhiều cà rốt có thể làm màu da bị thay đổi. Carotenemia (tình trạng quá nhiều carotene) dẫn đến da bị vàng hoặc da cam, đặc biệt là ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối và vùng mũi. Mặc dù carotenemia xảy ra chủ yếu ở trẻ sơ sinh khi được cho ăn quá nhiều cà rốt nghiền nhuyễn, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở người lớn. Tuy nhiên một chén cà rốt xắt nhỏ có khoảng 15mg carotene nên cần ăn nửa cốc cà rốt xắt nhỏ mỗi ngày trong nhiều tháng thì da mới có thể biến đổi màu. Dù bề ngoài carotenemia trông rất nguy kịch, nhưng bệnh này lại không hề nguy hiểm và dễ chữa.

Chuối

Chuối chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ rất tốt cho sức khỏe nhưng ăn quá nhiều cũng không tốt. Chuối chưa chín có thể gây táo bón vì chúng chứa nhiều tinh bột, rất khó để cơ thể tiêu hóa hoàn toàn. Chuối cũng chứa rất nhiều chất xơ pectin hút nước từ ruột và khiến bạn bị táo bón nhiều hơn nếu bạn bị mất nước.

Chuối được phân loại là thực phẩm đường huyết “trung bình”, có nghĩa là chúng có chỉ số đường huyết đủ cao để gây ra một số biến động về lượng đường trong máu. Ăn nhiều thực phẩm có mức đường huyết tương đối cao có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 hoặc bệnh tim và khó kiểm soát cân nặng hơn. Ăn 2 quả chuối mỗi ngày là hợp lí nhất.

 

Chuối nhiều dinh dưỡng và rất tốt, nhưng cũng có chỉ số đường huyết đủ cao để gây ra một số biến động về lượng đường trong máu.

Táo

Táo là một nguồn rất tốt của cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Một quả táo cỡ trung bình chứa từ 4 đến 5g chất xơ, với phần lớn là cellulose(xenlulôzơ). Các cellulose không hòa tan tập trung nhiều nhất trong lõi táo. Ngược lại, chất xơ pectin hòa tan được tìm thấy chủ yếu ở vỏ táo. Táo là một trong những loại hoa quả có nhiều chất xơ nhất.

Ăn quá nhiều táo có thể gây táo bón và tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa. Chất xơ không hòa tan hút nước ra khỏi ruột già, có thể khiến các lớp màng nhầy trở nên quá khô khi không đủ nước. Màng nhầy khô tạo ra ma sát chống lại chất thải thay vì cung cấp dầu bôi trơn như bình thường. Khi đường ruột không hoạt động trôi chảy sẽ dẫn đến đầy hơi, đau bụng và tiêu hóa chậm. Để giảm nguy cơ táo bón, hãy uống nhiều nước khi ăn thực phẩm nhiều chất xơ.

Táo cũng rất giàu fructose - còn được gọi là đường trái cây - thường được chuyển hóa thành glucose và được hấp thụ hoàn toàn bởi ruột non của bạn. Tuy nhiên, ăn quá nhiều táo sẽ tạo ra một lượng fructose không tiêu hóa được ở  ruột già, nơi nó là bữa ăn cho các vi khuẩn có lợi. Vi khuẩn đường ruột làm fructose lên men, tạo ra nhiều khí và dẫn đến đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy.

Cá ngừ

Cá ngừ là một loài cá ăn được ăn rộng rãi nhưng tuy nhiên, cá ngừ đóng hộp thường là nguồn thủy ngân “dồi dào” nhất trong các loại thực phẩm.

Các vi khuẩn tự nhiên hấp thụ thủy ngân và chuyển đổi thành methylmercury, đưa nó vào chuỗi thức ăn. Cá nhỏ tiêu thụ hoặc hấp thụ methylmercury và bị cá lớn hơn ăn. Tuy nhiên, thay vì phá vỡ hoặc hòa tan, thủy ngân tích tụ trong chuỗi thức ăn. Thủy ngân không mùi và vô hình với con người. Tuy nhiên, khi vào cơ thể, nó có như một chất độc can thiệp vào não và hệ thần kinh.Tiếp xúc với thủy ngân có thể đặc biệt có hại cho trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai. Não của trẻ đang phát triển hấp thụ chất dinh dưỡng rất nhanh chóng. Thủy ngân ảnh hưởng xấu đến sự hấp thụ đó, gây chậm phát triển. Ở trẻ sơ sinh và thai nhi, liều cao thủy ngân có thể dẫn đến khó khăn về nhận thức, bại não, điếc và mù.

Bài viết khác