Những điều cấm kỵ khi ăn rau muống, cần tránh xa

Rau muống có tên khoa học là Ipomoea, là giống cây thân thảo, thường mọc bò trên mặt nước hoặc trên đất bùn. Chúng có thân dài, rỗng, mỗi khớp thân cách nhau khoảng 5 cm. Đối với giống rau muống mọc bò dưới nước, tại mỗi khớp trên thân sẽ có rễ ngắn xung quanh.

Ở Việt Nam, rau muống được chia thành hai loại phổ biến là rau muống trắng và rau muống tía. Rau muống trắng thường được trồng trên cạn, gieo trồng theo luống. Rau muống tía thường mọc hoang dưới nước, có thân đỏ nên còn được gọi là rau muống đồng, rau muống ruộng hay rau muống đỏ.

Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra, rau muống cung cấp nhiều chất xơ, vitamin C, A... những người cao tuổi ăn rau muống ngày hai bữa có não trẻ hơn 5 năm và ít bị suy giảm tinh thần hơn 40% so với những người ăn ít rau muống.

Bên cạnh đó, rau muống chứa hàm lượng canxi cao tốt cho những người bị loãng xương và huyết áp thấp. Ngoài ra, trong rau muống còn chứa protit, glucid, cellulose, vitamin B1, B2…

Những người bị táo bón ăn rau muống cũng rất tốt. Trong ngọn rau muống, có một chất giống như insulin nên những người bị đái tháo đường có thể ăn 5 – 10 ngọn rau muống trước bữa ăn khoảng 30 phút.

Khi ăn rau muống cần tránh những điều "đại kỵ" sau:

Không ăn rau muống khi có vết thương hởKhi đang có vết thương hở trên da, bạn nên tránh ăn rau muống. Nguyên nhân là vì ăn rau muống vào thời điểm này sẽ kích thích tế bào gây sẹo lồi, làm xấu da sau khi lành. Không chỉ vậy, loại rau này còn khiến lớp da mới mọc lên bị ngứa nhiều hơn.

 

Những điều cấm kỵ khi ăn rau muống, cần tránh xa - 1
 

 

Ảnh minh họa

Không ăn rau muống chưa chínKhông chỉ dính nhiều bùn đất, rau muống còn bám nhiều ký sinh trùng, giun sán, thậm chí còn sót lại thuốc trừ sâu. Do đó, nếu không rửa sạch và luộc chín kỹ, bạn có nguy cơ mắc bệnh, ký sinh trùng đi vào cơ thể dễ gây ra các triệu chứng như đau bụng, khó tiêu…Do đó, khi luộc rau, bạn nên đợi nước sôi hoàn toàn mới thả rau vào.

Mắc bệnh về xương khớp, thận chớ nên ăn rau muống: Rau muống không tốt cho những người bị bệnh gout, viêm nhiễm đường tiết niệu do sỏi thận, đau xương khớp, bị viêm đau bên trong. Những nhóm người này khi ăn rau muống có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Nếu lỡ ăn rau muống khi đang bị các bệnh nói trên và thấy có các biểu hiện lạ, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Hạn chế ăn rau muống trái mùaMùa rau muống thường vào vụ hè. Tuy nhiên, loại rau này hiện đã có thể trồng được quanh năm. Nhiều người vì tham lợi đã sử dụng thuốc kích thích, thuốc trừ sâu để khiến rau trông tươi ngon hơn.

Những điều cấm kỵ khi ăn rau muống, cần tránh xa - 2

Ảnh minh họa

Bạn tốt nhất nên ăn rau muống đúng mùa. Trong trường hợp muốn ăn rau trái mùa, bạn nên đến các cửa hàng rau sạch uy tín, đồng thời ngâm rửa thật kỹ trước khi chế biến, tránh nguy cơ bị ngộ độc.

Bí quyết chọn rau muống ngon

Chọn mớ rau nhỏ ngọn, đều và cứng cáp. Rau như vậy sẽ giòn, ngon.

Tránh chọn rau có lá màu xanh sẫm, nhìn từ xa thấy bóng, mướt. Loại rau này khiến nước luộc không được tươi màu.

Trước khi nấu, bạn nên rửa nhiều lần bằng nước sạch để loại bỏ phần nào hóa chất còn sót lại trên rau. Nếu khi rửa thấy nổi bong bóng quá nhiều thì rau đó có nguy cơ bị nhiễm hóa chất và không nên dùng nữa.

Theo lời khuyên từ các chuyên gia, người tiêu dùng nên lựa chọn các loại rau quả theo mùa vì chúng dễ phát triển mà không cần nhiều phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật hay chất bảo quản nên sẽ an toàn hơn, nhiều dưỡng chất hơn và giá cả cũng rẻ hơn nữa.

Ngoài ra, bạn có thể vắt 1 trái chanh vào nước rau muống sau khi luộc, nếu thấy nước không chuyển màu thì đây là rau muống có hoá chất, nếu nước chuyển dần sang màu đỏ hoặc vàng nhạt là rau muống sạch. Lý giải cho hiện tượng chuyển màu trên là do trong rau muống có chứa kiềm sẽ phản ứng với axit có trong chanh.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/nhung-dieu-cam-ky-khi-an-rau-muong-can-tranh-xa-a598293.html

Bài viết khác