Bị gai đốt sống cổ có cải thiện được không?

Bệnh gai đốt sống cổ là gì?

Gai đốt sống cổ được mô tả là tình trạng tại các đốt sống từ C1-C7 xuất hiện mỏm xương mọc chồi ra ngoài, chọc vào những tổ chức xung quanh, rễ thần kinh, dây chằng, gây đau nhức. Vị trí gai xương thường xuất hiện là cổ và thắt lưng.

Nguyên nhân gây gai đốt sống nói chung và gai đốt sống cổ nói riêng là do quá trình thoái hóa tự nhiên, chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng khiến cho cấu trúc đốt sống trở nên xốp, dễ tổn thương, đĩa đệm xơ hóa, giảm độ đàn hồi, sụn khớp bị bào mòn. Điều này khiến cho các đốt xương cọ xát vào nhau khi cử động, bị tổn thương và vô tình làm xuất hiện mỏm xương gọi là gai xương. Ngoài ra, còn có thể do chấn thương, sai tư thế trong lao động,...

Bị gai đốt sống cổ có cải thiện được không? - 1

Gai đốt sống cổ là gì?

Triệu chứng gai đốt sống cổ như thế nào?

Ban đầu, các triệu chứng của bệnh gai đốt sống cổ thường không rõ ràng. Nhưng khi các gai này chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống hoặc mạch máu trong vùng đốt sống cổ sẽ gây đau nhức. Các triệu chứng khi đó bao gồm:

- Đau ê ẩm vùng cổ, vai gáy, đặc biệt là lúc thức dậy. Cơn đau tăng lên khi ho, hắt hơi và cử động cổ. Đau từ gáy lan xuống cánh tay tới ngón tay 1 hay 2 bên. Đau nhói, dữ dội khi ấn vào.

- Quay cổ hay cầm nắm đồ vật khó khăn, không chắc tay. Khó quay, cúi, ngửa cổ.

- Đau sâu trong cơ xương, cảm giác cứng gáy, tê bì, kiến bò hay kim châm.

- Nhức đầu, chóng mặt, ù tai, khó nuốt, buồn nôn, tiểu không tự chủ.

Bị gai đốt sống cổ có cải thiện được không? - 2

Đau cổ vai gáy là biểu hiện của gai đốt sống cổ

Gai đốt sống cổ có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Khi nhận chẩn đoán gai đốt sống cổ, một số người nghĩ ngay đến việc mổ để cắt đi “cái gai” này là khỏi! Nhưng thực tế, phẫu thuật cắt gai đốt sống cổ chỉ được thực hiện khi điều trị bằng thuốc không hiệu quả hoặc người bệnh thường xuyên phải hứng chịu cơn đau dữ dội, có nguy cơ bị liệt. Việc điều trị gai đốt sống thường nghiêng về bảo tồn. Bởi dù có phẫu thuật thì các gai xương này vẫn tiềm ẩn nguy cơ mọc trở lại sau vài tháng.

Chính vì vậy, bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn hoặc làm các gai đốt sống biến mất vĩnh viễn. Đa số các trường hợp sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, giãn cơ để cải thiện tình trạng đau nhức trong đợt cấp. Kết hợp với phương pháp châm cứu, vật lý trị liệu, tập thể dục thường xuyên, massage, sử dụng sản phẩm thảo dược,... giúp nâng cao hiệu quả giảm đau.

Bài viết khác