6 món ăn ngày Tết người Việt nên ăn càng ít càng tốt

6 món ăn ngày Tết không nên ăn quá nhiều

Nem chua

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Một món ăn quen thuộc thường xuất hiện trong những ngày Tết đó là nem chua. Trong nem chua có những vi sinh vật lợi và hại, quá trình lên men lactic sẽ giúp vi sinh vật có lợi phát triển và ức chế vi sinh vật có hại.

Tuy nhiên, ở nem chua không đảm bảo chất lượng thịt, thường có vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng như giun sán. Nếu nem bị mốc, độc tố có thể truyền vào thịt, có thể khiến người ăn nhiễm các sinh vật gây bệnh như Salmonella, Shigella, E. coli, Colifom.

Dưa hành

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thông thường các món ăn ngày Tết thường chứa nhiều đạm và chất béo như bánh chưng, thịt nấu đông, thịt kho tàu, nem rán, giò chả, rất dễ ngán hoặc có thể gây đầy bụng, khó tiêu. Với vị chua, cay nhẹ của dưa hành (hay còn gọi là củ kiệu) thường được ăn kèm để tăng khẩu vị món ăn, giảm bớt ngán, kích thích tiêu hóa, nhất là những người bị rối loạn tiêu hóa, táo bón, đầy bụng...

Tuy nhiên, dưa hành muối lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại sức khỏe, đặc biệt không nên ăn khi bạn mắc bệnh dạ dày, bệnh thận, tăng huyết áp hoặc phụ nữ mang thai.

Măng khô

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Măng tốt cho sức khỏe như giúp giảm cân, kiểm soát cholesterol, tốt cho tim, chống ung thư, chống viêm, tăng cường miễn dịch....

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai, người bệnh thận, bệnh gout, đặc biệt người có bệnh lý dạ dày hạn chế ăn mang vì trong măng có thể chứa hàm lượng acid cyanhydric, đây là chất gây hại cho đường tiêu hóa.

Bánh chưng 

6 món ăn ‘khoái khẩu’ ngày Tết, người Việt nên ăn càng ít càng tốt - 4

Không chỉ là món ăn thơm ngon, độc đáo mang không khí Tết, mà loại bánh này còn có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, bánh chưng được xem là "khắc tính" với người bị viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích hay trào ngược dạ dày thực quản.

Ngoài ra, những người bị thừa cân béo phì, bệnh thận, tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, người bị mụn nhọt... được khuyến cáo không nên ăn.

Rượu bia

6 món ăn ‘khoái khẩu’ ngày Tết, người Việt nên ăn càng ít càng tốt - 5

Rượu, bia là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp liên hoan, lễ Tết. Tuy nhiên, bia rượu được xem là hung thủ gây tổn thương gan, thoái hóa gan, xơ gan dẫn tới ung thư gan. Đối với hệ tim mạch, uống rượu, bia gây nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ ở những người có huyết áp cao. Ngoài ra uống nhiều rượu, bia còn gây mất trí nhớ, run tay chân, rối loạn tinh thần.

Bia rượu cũng là tác nhân làm trầm trọng hơn các đơn đau co thắt do hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng, bệnh viêm dạ dày tái phát, nhất là những người vốn có tiền sử viêm dạ dày đặc biệt lưu ý cần tránh sử dụng rượu bia.

Chè đặc, cà phê

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đây cũng là thức uống không thể thiếu trong dịp Tết. Chè và cà phê đều chứa cafein, nếu uống đặc sẽ khiến kích thích hưng phấn hệ thần kinh trung ương, hoạt động tim mạch, chức năng thận và ống tiêu hóa. Đặc biệt đối với những người bị bệnh tim, tăng huyết áp, bệnh lý dạ dày không nên dùng cà phê và nước chè đặc

Ăn Tết thế nào là khoa học nhất?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong những ngày lễ, Tết, bạn có thể ăn uống thoải mái hơn ngày thường nhưng cần đảm bảo nguyên tắc đủ và cân đối, nghĩa là đủ 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa chính. Không nên ăn nhiều và thiên về một loại thực phẩm nào đó. 

Nếu lỡ ăn nhiều thịt cá thì cần "bù" lại bằng cách tăng lượng rau xanh nhiều hơn để cung cấp nhiều sinh tố tham gia vào quá trình chuyển hóa giúp tăng sức đề kháng và giàu chất xơ giúp đào thải các chất độc hại do đạm, béo sinh ra.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến nghị mỗi người trưởng thành cần ăn đủ tối thiểu 400g rau củ quả mỗi ngày để bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất và dưỡng chất thực vật cho cơ thể.

Ngoài ra, cần tạo thói quen ăn trái cây mỗi ngày. Đây là nguồn vitamin chính, chứa nhiều chất xơ, là thực phẩm giúp cân đối khẩu phần thức ăn giàu đạm, béo trong những ngày Tết.

Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/6-mon-an-khoai-khau-ngay-tet-nguoi-viet-nen-an-cang-it-cang-to...

Bài viết khác