Vị thành niên và bệnh lây truyền qua đường tình dục

Ở lứa tuổi vị thành niên, các em đã phát triển đầy đủ về mặt tâm sinh lý nhưng nhiều trẻ lại không được giáo dục đầy đủ, thiếu hiểu biết, do vậy tỷ lệ mắc bệnh LTQĐTD khá nhiều.

Rất nhiều bệnh LTQĐTD không thể hiện dấu hiệu rõ ràng, vì thế người mắc có thể không biết rằng mình đã bị mắc bệnh, nhưng họ vẫn có thể làm lây bệnh cho người khác. Đây chính là đặc điểm rất nguy hiểm và cũng là nguyên nhân làm cho bệnh LTQĐTD rất dễ lây lan, khó phòng tránh.

Dấu hiệu mắc bệnh LTQĐTD là dịch bất thường chảy ra từ âm đạo hoặc đầu dương vật. Hậu môn hoặc cơ quan sinh dục bị ngứa, đau, đỏ, rát hoặc có các nốt, các vết loét bất thường. Các tổn thương này có thể đau hoặc không đau. Tiểu đau, buốt hoặc rát, hoặc tiểu nhiều hơn bình thường. Đau bất thường ở vùng bụng dưới hoặc có ra máu sau quan hệ tình dục mà không liên quan tới kinh nguyệt.

Để phòng tránh bệnh LTQĐTD, các bạn trẻ không nên QHTD trước hôn nhân. Không QHTD với đối tượng làm nghề mại dâm, với nhiều bạn tình hoặc với bạn tình đang mắc LTQĐTD. Không truyền máu nếu như máu chưa được xét nghiệm sàng lọc virus viêm gan B, HIV/AIDS... Không dùng bất cứ dụng cụ nào để tiêm, chích qua da nếu chưa khử trùng hoặc nghi ngờ chưa được khử trùng. Trong trường hợp phải dùng bơm, kim tiêm, phải sử dụng bơm kim tiêm dùng 1 lần. Cần thực hiện lối sống lành mạnh. Nếu đã từng bị nhiễm trùng đường tiểu hoặc cơ thể khá nhạy cảm, hãy rửa sạch âm đạo trước và sau khi quan hệ. Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn trước khi chúng có cơ hội tấn công niệu đạo và xâm nhập sâu hơn trong cơ thể. Nên đi khám sức khỏe định kỳ. Khi thấy bất cứ một dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh LTQĐTD, cần đi khám và điều trị càng sớm càng tốt. Luôn luôn nhớ là phải điều trị cho cả 2 người cùng một lúc. Trong thời gian điều trị, tốt nhất không nên QHTD, nếu có phải sử dụng bao cao su an toàn. 

viem gan b

       Trẻ vị thành niên đã phát triển đầy đủ về mặt tâm sinh lý, nhưng nhiều trẻ lại  thiếu hiểu biết về nguy cơ mắc bệnh LTQĐTD

Bài viết khác