Đối phó với nguy cơ thiếu hụt nội tiết tố

Thiếu hụt nội tiết tố không chỉ xảy ra với chị em ở độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh  mà ngay cả phụ nữ trong độ tuổi sinh để hay sau sinh cũng dễ rơi vào tình trạng này. Nguyên nhân là do sự lão hóa của các cơ quan sinh sản như buồng trứng, tử cung... Sự thiếu này gây ra nhiều rối loạn về sinh lý, làm suy giảm hệ miễn dịch và sức khỏe như  các bênh loãng xương và nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, thận …
Ngoài ra, trong trường hợp bị thiếu hụt nội tiết tố trầm trọng, chị em phải đối mặt với nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe như nhiễm trùng bàng quang, đau đầu, rối loạn tâm trạng, viêm nhiễm phụ khoa... và nghiêm trọng nhất là khó khăn trong việc thụ thai.
Một số triệu chứng thiếu hụt nội tiết tố ở phụ nữ  trẻ thường gặp là tình trạng kinh nguyệt không đều hoặc chậm kinh, mệt mỏi, thường mắc chứng hay quên, mất ngủ, giảm ham muốn tình dục và đau khi quan hệ do nồng độ estrogen thấp hoặc bắt đầu suy giảm gây ra tình trạng "khô hạn" ở âm đạo.
Để cải thiện tình trạng thiếu hụt nội tiết tố chị em cần có chế độ luyện tập thể dục thường xuyên và hợp lý.
Ngoài ra, chị em cũng nên bổ sung dinh dưỡng toàn diện và hợp lý như tránh ăn những thức ăn nhiều ngọt và béo, nên ăn các loại thịt nạc, thực phẩm ít béo và nhiều chất xơ, giàu vitamin C…Hoặc có thể uống bổ sung các loại thuốc bổ sung nội tiết tố.
Tuy nhiên, khi thấy sự thiếu hụt nội tiết tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thì chị em cần đi khám bác sĩ để được tư vấn điều trị cụ thể. Việc xử lý mức độ thiếu hụt nội tiết tố phải dựa vào nguyên nhân cụ thể và do bác sĩ quyết định sau khi khám xét cẩn thận. Phụ nữ trẻ đi qua thời kỳ mãn kinh sẽ được điều trị khác với phụ nữ trẻ cho dù cả hai cùng có dấu hiệu thiếu hụt estrogen.
 

Bài viết khác